SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora nổi danh của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Dù ra đời khá lâu, nhưng tới nay S-125 Pechora vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong bảng thành tích tham chiến, SA-3 được biết tới là mẫu tên lửa đã giúp Nam Tư bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-117 của Không quân Mỹ năm 1999.Tuy nhiên, sau chiến tích ấy, tên lửa phòng không SA-3 đã không được Iraq (quốc gia sở hữu nhiều SA-3) hay Libya (cuộc chiến tranh năm 2011 lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi) sử dụng thành công. Để rồi tới hôm nay, mẫu tên lửa huyền thoại này nhận số phận thê thảm.Vì không có trình độ kỹ thuật vận hành hay bảo dưỡng cho nên nhiều phe phái phiến quân ở Libya hiện tại biến tên lửa SA-3 lừng danh một thời thành tên lửa “đạn đạo” đất – đối – đất thay vì đất – đối – không.Các chuyên gia bình luận rằng, cải tiến biến SA-3 từ đất đối không hay đối đất có rất ít giá trị trên chiến trường bởi chúng thiếu sức công phá cũng như độ chính xác.Tên lửa SA-3 được thiết kế với phần chiến đấu kiểu nổ phá mảnh nặng 60kg có thể tạo ra vùng bán kính sát thương cực kỳ nguy hiểm tới mục tiêu trên không, nhưng là quá yếu để gây ra thiệt hại lớn trên mặt đất.Việc cải tiến này cũng khiến phải thay đổi rất nhiều ở hệ thống điều khiển - mà với tình trạng kỹ thuật của phiến quân thì xem ra chúng sẽ bắn mà không cần điều khiển - để đạn tự rơi vào vùng ước lượng. Như vậy, độ chính xác sẽ vô cùng thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả sát thương mục tiêu. Tầm bắn của SA-3 đối đất có thể cũng sẽ ngắn hơn.Thực tế là việc chuyển đổi SA-3 từ nhiệm vụ đất đối không sang đối đất đã từng được thực hiện ở Iraq năm 1988, với tầm bắn tên lửa ước đạt 200km. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng. Kết quả họ chỉ tạo được một quả tên lửa SA-3 đạt tầm bắn 117km với sai số mục tiêu lên tới vài km.Không chỉ chuyển đổi SA-3, ngay cả “ba ngón tay thần chết” SA-6 từng khiến Không quân Israel bại trận thê thảm cũng được phiến quân ở Libya chuyển đổi thành “đất đối đất”.
SA-3 là định danh của NATO dành cho tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Pechora nổi danh của Liên Xô, được phát triển từ những năm 1960 của thế kỷ trước. Dù ra đời khá lâu, nhưng tới nay S-125 Pechora vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Trong bảng thành tích tham chiến, SA-3 được biết tới là mẫu tên lửa đã giúp Nam Tư bắn hạ máy bay chiến đấu tàng hình F-117 của Không quân Mỹ năm 1999.
Tuy nhiên, sau chiến tích ấy, tên lửa phòng không SA-3 đã không được Iraq (quốc gia sở hữu nhiều SA-3) hay Libya (cuộc chiến tranh năm 2011 lật đổ chế độ của Đại tá Gaddafi) sử dụng thành công. Để rồi tới hôm nay, mẫu tên lửa huyền thoại này nhận số phận thê thảm.
Vì không có trình độ kỹ thuật vận hành hay bảo dưỡng cho nên nhiều phe phái phiến quân ở Libya hiện tại biến tên lửa SA-3 lừng danh một thời thành tên lửa “đạn đạo” đất – đối – đất thay vì đất – đối – không.
Các chuyên gia bình luận rằng, cải tiến biến SA-3 từ đất đối không hay đối đất có rất ít giá trị trên chiến trường bởi chúng thiếu sức công phá cũng như độ chính xác.
Tên lửa SA-3 được thiết kế với phần chiến đấu kiểu nổ phá mảnh nặng 60kg có thể tạo ra vùng bán kính sát thương cực kỳ nguy hiểm tới mục tiêu trên không, nhưng là quá yếu để gây ra thiệt hại lớn trên mặt đất.
Việc cải tiến này cũng khiến phải thay đổi rất nhiều ở hệ thống điều khiển - mà với tình trạng kỹ thuật của phiến quân thì xem ra chúng sẽ bắn mà không cần điều khiển - để đạn tự rơi vào vùng ước lượng. Như vậy, độ chính xác sẽ vô cùng thấp, ảnh hưởng tới hiệu quả sát thương mục tiêu. Tầm bắn của SA-3 đối đất có thể cũng sẽ ngắn hơn.
Thực tế là việc chuyển đổi SA-3 từ nhiệm vụ đất đối không sang đối đất đã từng được thực hiện ở Iraq năm 1988, với tầm bắn tên lửa ước đạt 200km. Tuy nhiên, mọi việc không dễ dàng. Kết quả họ chỉ tạo được một quả tên lửa SA-3 đạt tầm bắn 117km với sai số mục tiêu lên tới vài km.
Không chỉ chuyển đổi SA-3, ngay cả “ba ngón tay thần chết” SA-6 từng khiến Không quân Israel bại trận thê thảm cũng được phiến quân ở Libya chuyển đổi thành “đất đối đất”.