Hiện nay, ở Bảo tàng Phòng không – Không quân (Hà Nội) đang trưng bày một trong những bộ tên lửa phòng không SA-3 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam năm 1972 phục vụ việc đánh “pháo đài bay” B-52 của Mỹ (tuy nhiên khí tài đã không kịp chiến đấu). Có một điều kì lạ ở bộ khí tài này là bệ phóng tên lửa SA-3 có những sự khác biệt rõ rệt với bệ phóng tên lửa SA-3 mà quân đội ta đang sử dụng hiện nay.Sự khác biệt thể hiện rõ nhất là bệ phóng lắp các đạn của tổ hợp tên lửa SA-3. Cụ thể, SA-3 hiện nay quân đội ta sử dụng thiết kế bệ phóng có đến 4 rãnh lắp đạn……trong khi đó, bệ phóng SA-3 ta nhận được năm 1972 lại chỉ có hai rãnh lắp đạn. Thực ra, tên lửa SA-3 mà ta nhận được từ Liên Xô năm 1972 thuộc thế hệ đầu tiên của họ tên lửa này - tên chính xác "cha đẻ" Almaz đặt cho nó là S-125 Neva (NATO định danh là SA-3 Goa). Trong khi loại hiện nay quân đội ta đang sử dụng là S-125 Pechora cải tiến nhiều thành phần gồm cả bệ phóng.Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva sử dụng bệ phóng 5P71 chỉ có hai rãnh lắp đạn tên lửa 5V24 (hoặc gọi là V600) hoặc 5V27 (hoặc V601). Đạn 5V24 và 5V27 cơ bản là giống nhau về ngoại hình, chỉ khác biệt chút ít về kích thước. Ảnh: Bộ đội ta đang bảo dưỡng đạn tên lửa S-125 Neva.Đạn 5V24 dài 5,88m còn 5V27 dài 5,94m, trọng lượng của 5V24 là 923kg còn 5V27 là 980kg. Đầu của hai loại đạn này đặt ngòi nổ vô tuyến cận tiếp xúc 5E15 Proliv (5V24) và 5E18 (5V27). Về phần chiến đấu, đạn 5V24 trang bị đầu nổ 5B15 chứa 33kg thuốc nổ cùng 3.560-3.570 mảnh đạn nhỏ sơ tốc cao. Còn 5V27 trang bị đầu đạn 5P18 chứa 72kg TNT với 4.500 mảnh đạn nhỏ.Cả hai loại đạn tên lửa đều trang bị hai tầng động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (cháy trong 2-4 giây) và động cơ nhiên liệu lỏng cho hành trình bay (14-20 giây).Đạn tên lửa 5V24 đạt tầm bắn 15km, độ cao bắn hạ mục tiêu 10.000m, sơ tốc 600m/s trong khi 5V27 đạt tầm bắn 22km, độ cao bắn hạ mục tiêu 14.000m, sơ tốc 730m/s. Tên lửa đều được dẫn đường theo kiểu tín hiệu vô tuyến. Ảnh: Tên lửa S-125 Neva của Trung đoàn 281 rời bệ phóng trong đợt thao diễn bắn đạn thật phía Nam, tháng 12/1979.So với SA-2 hay S-75 Dvina mà quân đội ta sử dụng năm 1972, tên lửa SA-3 có khả năng cơ động cao, tốc độ bắn rất nhanh, tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp. Đặc biệt, nó có khả năng chống lại hệ thống gây nhiễu điện tử so với SA-2. Chính vì vậy, nếu như quân đội ta nhận được sớm SA-3 và triển khai kịp thời thì có lẽ số B-52 Mỹ rơi đã nhiều hơn con số 34. Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đơn vị tên lửa S-125 Neva.Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng chúc tết, căn dặn cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tên lửa 236 Sông Đà được trang bị tên lửa S-125 Neva, ngày 5/2/1981 (Mồng 1 Tết Tân Dậu).Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm Tiểu đoàn 183, Trung đoàn 281, Sư 369 ngày 1/2/1985. Đằng xa là đài điều khiển hỏa lực SNR-125 của tổ hợp S-125 Neva.Đài SNR-125 công suất phát 250kW có nhiệm vụ theo dõi, điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Tầm theo dõi mục tiêu từ 40-80km tùy chế độ.Đoàn đại biểu Thủ đô Hà Nội thăm trận địa tên lửa Neva thuộc Trung đoàn 236, năm 1979.Xe chở đạn kiêm tiếp đạn PR-14A đang cơ động vượt địa hình hiểm trở triển khai trận địa tên lửa Neva bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 6/1980.Tên lửa S-125 Neva/SA-3 đã góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc nửa sau những năm 1970 rồi tới những năm 1980.
Hiện nay, ở Bảo tàng Phòng không – Không quân (Hà Nội) đang trưng bày một trong những bộ tên lửa phòng không SA-3 mà Liên Xô cung cấp cho Việt Nam năm 1972 phục vụ việc đánh “pháo đài bay” B-52 của Mỹ (tuy nhiên khí tài đã không kịp chiến đấu). Có một điều kì lạ ở bộ khí tài này là bệ phóng tên lửa SA-3 có những sự khác biệt rõ rệt với bệ phóng tên lửa SA-3 mà quân đội ta đang sử dụng hiện nay.
Sự khác biệt thể hiện rõ nhất là bệ phóng lắp các đạn của tổ hợp tên lửa SA-3. Cụ thể, SA-3 hiện nay quân đội ta sử dụng thiết kế bệ phóng có đến 4 rãnh lắp đạn…
…trong khi đó, bệ phóng SA-3 ta nhận được năm 1972 lại chỉ có hai rãnh lắp đạn. Thực ra, tên lửa SA-3 mà ta nhận được từ Liên Xô năm 1972 thuộc thế hệ đầu tiên của họ tên lửa này - tên chính xác "cha đẻ" Almaz đặt cho nó là S-125 Neva (NATO định danh là SA-3 Goa). Trong khi loại hiện nay quân đội ta đang sử dụng là S-125 Pechora cải tiến nhiều thành phần gồm cả bệ phóng.
Tổ hợp tên lửa phòng không S-125 Neva sử dụng bệ phóng 5P71 chỉ có hai rãnh lắp đạn tên lửa 5V24 (hoặc gọi là V600) hoặc 5V27 (hoặc V601). Đạn 5V24 và 5V27 cơ bản là giống nhau về ngoại hình, chỉ khác biệt chút ít về kích thước. Ảnh: Bộ đội ta đang bảo dưỡng đạn tên lửa S-125 Neva.
Đạn 5V24 dài 5,88m còn 5V27 dài 5,94m, trọng lượng của 5V24 là 923kg còn 5V27 là 980kg. Đầu của hai loại đạn này đặt ngòi nổ vô tuyến cận tiếp xúc 5E15 Proliv (5V24) và 5E18 (5V27). Về phần chiến đấu, đạn 5V24 trang bị đầu nổ 5B15 chứa 33kg thuốc nổ cùng 3.560-3.570 mảnh đạn nhỏ sơ tốc cao. Còn 5V27 trang bị đầu đạn 5P18 chứa 72kg TNT với 4.500 mảnh đạn nhỏ.
Cả hai loại đạn tên lửa đều trang bị hai tầng động cơ gồm động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (cháy trong 2-4 giây) và động cơ nhiên liệu lỏng cho hành trình bay (14-20 giây).
Đạn tên lửa 5V24 đạt tầm bắn 15km, độ cao bắn hạ mục tiêu 10.000m, sơ tốc 600m/s trong khi 5V27 đạt tầm bắn 22km, độ cao bắn hạ mục tiêu 14.000m, sơ tốc 730m/s. Tên lửa đều được dẫn đường theo kiểu tín hiệu vô tuyến. Ảnh: Tên lửa S-125 Neva của Trung đoàn 281 rời bệ phóng trong đợt thao diễn bắn đạn thật phía Nam, tháng 12/1979.
So với SA-2 hay S-75 Dvina mà quân đội ta sử dụng năm 1972, tên lửa SA-3 có khả năng cơ động cao, tốc độ bắn rất nhanh, tấn công hiệu quả các mục tiêu bay thấp. Đặc biệt, nó có khả năng chống lại hệ thống gây nhiễu điện tử so với SA-2. Chính vì vậy, nếu như quân đội ta nhận được sớm SA-3 và triển khai kịp thời thì có lẽ số B-52 Mỹ rơi đã nhiều hơn con số 34. Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ đơn vị tên lửa S-125 Neva.
Ảnh: Thủ tướng Phạm Văn Đồng chúc tết, căn dặn cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn tên lửa 236 Sông Đà được trang bị tên lửa S-125 Neva, ngày 5/2/1981 (Mồng 1 Tết Tân Dậu).
Đại tướng Văn Tiến Dũng - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thăm Tiểu đoàn 183, Trung đoàn 281, Sư 369 ngày 1/2/1985. Đằng xa là đài điều khiển hỏa lực SNR-125 của tổ hợp S-125 Neva.
Đài SNR-125 công suất phát 250kW có nhiệm vụ theo dõi, điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu. Tầm theo dõi mục tiêu từ 40-80km tùy chế độ.
Đoàn đại biểu Thủ đô Hà Nội thăm trận địa tên lửa Neva thuộc Trung đoàn 236, năm 1979.
Xe chở đạn kiêm tiếp đạn PR-14A đang cơ động vượt địa hình hiểm trở triển khai trận địa tên lửa Neva bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 6/1980.
Tên lửa S-125 Neva/SA-3 đã góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc nửa sau những năm 1970 rồi tới những năm 1980.