Cuộc bay thử nghiệm cất hạ cánh của tiêm kích hạm F-35C trên tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN-69) diễn ra hôm 9/10. Đây là lần thứ hai F-35C thực hiện cất hạ cánh trên CVN-69 trong tháng 10 này, lần đầu vào ngày 2/10 trong điều kiện thời tiết có mưa, không thuận lợi. Ảnh: F-35C được cố định vào máy phóng, rào chắn luồng phản lực động cơ đã được dựng lên ở đuôi, chỉ cần có hiệu lệnh là chiếc máy bay sẽ được phóng đi.Tất nhiên, động cơ chiếc tiêm kích hạm F-35C cũng phải đốt phụ lần 2 ngay lập tức nhằm tăng lực nâng giúp máy bay lao vọt lên trời với đường băng quá ngắn trên tàu sân bay.Ảnh: Động cơ phản lực F-35C đột nhiên liệu lần 2 phun lửa đưa chiếc tiêm kích hạm lao lên bầu trời.Bức ảnh khác chụp cảnh F-35C đang rời boong tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN-69).F-35C là biến thể 3 của dòng tiêm kích tàng hình F-35 đầy tai tiếng của Mỹ. Nó được thiết kế cho lực lượng Không quân Hải quân Mỹ để triển khai trên các tàu sân bay hạt nhân.So với hai thế hệ F-35A và B, F-35C có một số điểm đổi khác để phù hợp hoạt động trên tàu sân bay. Cụ thể, nó sẽ có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.Đặc biệt, ở đuôi F-35C được thiết kế móc hãm để móc vào các dây níu “kéo” chiếc F-35C ở lại với boong tàu. Ảnh: F-35C tiếp cận mặt boong CVN-69 với móc hãm đã bật sẵn.Móc hãm móc thành công vào một trong 4 cáp hãm đà ở khu vực hạ cánh trên tàu sân bay CVN-69.Hải quân Mỹ dự định mua 480 tiêm kích hạm F-35C để thay thế cho F/A-18 các kiểu A, B, C và D.F-35C được trang bị động cơ phản lực F135 có lực đẩy khô 128kN và 191kN nếu đốt lần 2. Máy bay đạt tốc độ tối đa 1.930km/h, bán kính chiến đấu 1.100km.Cũng như các phiên bản F-35A/B, F-35C được trang bị hàng loạt công nghệ điện tử hàng không tối tân, gồm cả trang bị dành cho phi công (ví dụ như chiếc mũ hiển thị mục tiêu trên kính mũ bay)…Ảnh: Tiêm kích hạm F-35C gấp gọn lại cánh chính.
Cuộc bay thử nghiệm cất hạ cánh của tiêm kích hạm F-35C trên tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN-69) diễn ra hôm 9/10. Đây là lần thứ hai F-35C thực hiện cất hạ cánh trên CVN-69 trong tháng 10 này, lần đầu vào ngày 2/10 trong điều kiện thời tiết có mưa, không thuận lợi. Ảnh: F-35C được cố định vào máy phóng, rào chắn luồng phản lực động cơ đã được dựng lên ở đuôi, chỉ cần có hiệu lệnh là chiếc máy bay sẽ được phóng đi.
Tất nhiên, động cơ chiếc tiêm kích hạm F-35C cũng phải đốt phụ lần 2 ngay lập tức nhằm tăng lực nâng giúp máy bay lao vọt lên trời với đường băng quá ngắn trên tàu sân bay.
Ảnh: Động cơ phản lực F-35C đột nhiên liệu lần 2 phun lửa đưa chiếc tiêm kích hạm lao lên bầu trời.
Bức ảnh khác chụp cảnh F-35C đang rời boong tàu sân bay USS Dwight Eisenhower (CVN-69).
F-35C là biến thể 3 của dòng tiêm kích tàng hình F-35 đầy tai tiếng của Mỹ. Nó được thiết kế cho lực lượng Không quân Hải quân Mỹ để triển khai trên các tàu sân bay hạt nhân.
So với hai thế hệ F-35A và B, F-35C có một số điểm đổi khác để phù hợp hoạt động trên tàu sân bay. Cụ thể, nó sẽ có cánh lớn hơn và gấp được, diện tích các cánh điều khiển lớn hơn nhằm giúp điều khiển dễ dàng ở tốc độ thấp, và hệ thống hạ cánh chắc chắn hơn để chịu tải trọng khi hạ cánh trên hàng không mẫu hạm.
Đặc biệt, ở đuôi F-35C được thiết kế móc hãm để móc vào các dây níu “kéo” chiếc F-35C ở lại với boong tàu. Ảnh: F-35C tiếp cận mặt boong CVN-69 với móc hãm đã bật sẵn.
Móc hãm móc thành công vào một trong 4 cáp hãm đà ở khu vực hạ cánh trên tàu sân bay CVN-69.
Hải quân Mỹ dự định mua 480 tiêm kích hạm F-35C để thay thế cho F/A-18 các kiểu A, B, C và D.
F-35C được trang bị động cơ phản lực F135 có lực đẩy khô 128kN và 191kN nếu đốt lần 2. Máy bay đạt tốc độ tối đa 1.930km/h, bán kính chiến đấu 1.100km.
Cũng như các phiên bản F-35A/B, F-35C được trang bị hàng loạt công nghệ điện tử hàng không tối tân, gồm cả trang bị dành cho phi công (ví dụ như chiếc mũ hiển thị mục tiêu trên kính mũ bay)…
Ảnh: Tiêm kích hạm F-35C gấp gọn lại cánh chính.