Trong cuộc thi đua
xe tăng quốc tế Tank Biathlon tại thao trường Albino (Nga), ban tổ chức đã khéo léo giới thiệu đến "khán giả" hai hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2E và Osa-AKM được bố trí xen kẽ trong đội hình xe tăng tham gia cuộc thi có 1-0-2 này.
Đây cũng là lần đầu tiên hai hệ thống phòng không tiên tiến này của Nga được giới thiệu đến tận mắt công chúng, trong đội hình tác chiến mô phỏng tình huống thật. Cuộc thi tăng Tank Biathlon được chính thức khai mạc vào hôm 5/8 vừa rồi và sự kiện này còn trùng với ngày diễn ra triển lãm công nghệ Innovation Day do Bộ quốc phòng Nga tổ chức.
|
Trong ảnh là lễ khai mạc Tank Biathlon diễn ra tại thao trường Albino, Nga .
|
Tor-M2E (NATO định danh là SA-8 Gecko) và Osa-AKM (
NATO định danh là SA-15 Gauntlet) là hai hệ thống tên lửa phòng không di động tầm ngắn do Liên Xô phát triển, chúng có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu khác nhau trên không trong phạm vi hoạt động. Ngoài việc được sử dụng như một tổ hợp phòng không tiêu chuẩn, Tor-M2E và Osa-AKM còn được Quân đội Nga sử dụng trong nhiệm vụ phòng không cho đội hình tấn công mặt đất trên chiến trường.
Tuy nhiên, Liên Xô thiết kế hai hệ thống phòng không trên là nhằm chống lại các cuộc không kích qui mô lớn, Tor-M2E hoặc Osa-AKM sẽ được bố trí ở phía sau trận địa và nhiệm vụ của nó là vô hiệu hóa mọi cuộc tấn công từ trên không nhắm vào lực lượng bộ binh đang được triển khai trên trận địa.
Ngoài Tor và Osa, Quân đội Nga còn được trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm ngắn khác như 2K22 Tunguska (NATO định danh SA-19 Grison) hay Pantsir-S1 (NATO định danh SA-22 Greyhound).
Osa và Tor đã phục vụ không chỉ trong lực lượng phòng không Nga mà còn nhiều quốc gia khác trong nhiều thập kỷ qua, chúng xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột khắp nơi trên thế giới. Tuy xuất hiện đã lâu nhưng Osa và Tor vẫn được là đánh giá là không quá lỗi thời so với ngày nay, bên cạnh đó chúng còn được thường xuyên nâng cấp và hoàn thiện. Các hệ thống phòng Osa và Tor đang phục vụ trong Quân đội Nga hiện nay đã được hiện đại hóa với trang thiết bị điện tử mới, được hiện đại hóa toàn diện, có độ tin cậy và chính xác cao cùng với đó là khả năng kết nối với mạng vệ tinh quân sự của Nga.
|
Trong ảnh là tổ hợp tên lửa phòng không di động tầm ngắn Osa-AKM , tiềm năng xuất khẩu của Osa-AKM được đánh giá thấp hơn so với Tor-M2E.
|
Ngày nay, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Osa-AKM có thể tiêu diệt mọi mục tiêu, từ các loại vũ khí thông thường cho đến các loại vũ khí thông minh hiện đại nhất hiện nay.
Đáng tin cậy, cơ động và nhanh chóng
Nhờ việc được nâng cấp và hiện đại hóa, hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2E có thể tấn công 4 mục tiêu trên không cùng một lúc, với các tên lửa phòng không có dẫn đường 9М9331 đạt tầm bắn tối đa lên tới 15km.
Không giống như các phiên bản trước đây, Tor-M2E được thiết kế để có thể bắn hạ các loại tên lửa không đối đất, các loại
bom thông minh, tên lửa chống radar, máy bay vận tải chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay thực thăng và phương tiện bay không người lái.
Theo chuyên gia quân sự Igor Korotchenko, Tor-M2E có một số lợi thế đáng kể nếu so với hệ thống phòng không tương tự của một số nước khác hiện nay. Một trong những ưu điểm đó là thời gian triển khai nhanh, tính cơ động cao. Sau khi bắn nó có thể nhanh chóng di chuyển thay đổi vị trí của mình, trước khi bị đối phương đáp trả và tăng độ an toàn cho toàn bộ kíp chiến đấu đi kèm.
|
Tổ hợp tên lửa phòng không di động Tor-M2E.
|
Ngoài ra Tor-M2E có thể dàng được tích hợp vào các hệ thống phòng không hiện nay của Nga nhưng vẫn giữ được khả năng hoạt động độc khi cần thiết. Chính điều này đã giúp nâng cao khả năng tác chiến của tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn này.
Thị trường Châu Á đầy tiềm năng
Hiệu quả của hai hệ thống phòng không tầm thấp Tor và Osa đã được chứng minh trong suốt thời gian hoạt động của chúng từ các quốc gia thuộc Liên Xô và cho đến các quốc gia Châu Âu như Hy Lạp. Tuy nhiên, do bất ổn ở Ukraine từ đầu năm nay, Liên minh Châu Âu đã thực hiện lệnh cấm vận vũ khí và hợp tác quân sự đối với Nga. Trong đó có cả Hy Lạp, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới các hệ thống phòng không Tor và Osa mà nước này đang sử dụng.
Tuy nhiên các hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn của Nga lại triển vọng xuất khẩu cao hơn ở các nước Đông Nam Á. Theo tạp chí thương mại Vestnik PVO, rất có thể trong thời sắp tới Indonesia sẽ mua tổ hợp tên lửa phòng không Tor.
Tạp chí này còn nhận định: “Với việc sở hữu các hệ thống tên lửa phòng không mới sẽ giúp cải thiện sự ổn định của Indonesia về mặt quân sự lẫn chính trị, một quốc gia có vị trí chiến lược trong khu vực đầy rẫy nguy cơ bất ổn như Đông Nam Á.”.
Ngoài Indonesia, hiện nay vẫn còn nhiều quốc gia khác trong khu vực này cũng muốn trang bị cho mình các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, trước sự trỗi dậy không ngừng của
Trung Quốc.