Exocet là tên lửa hành trình chống tàu do hãng Nord Aviation (hiện tại Tập đoàn MBDA chịu trách nhiệm sản xuất) thiết kế từ 1967-1970, chính thức sản xuất loạt từ năm 1974. Đây được xem là một trong những mẫu vũ khí thành công nhất của nước Pháp trên chiến trường và trên thị trường xuất khẩu (hơn 30 quốc gia trang bị).
Trong dòng Exocet có nhiều biến thể gồm: phóng trên hạm MM38 (tầm bắn 42km); phóng trên không AM39 (tầm bắn 50-70km); phóng từ tàu ngầm SM39 (tầm bắn 50-70km) và phóng trên hạm MM40 (tầm bắn 72-180km). Dù vậy, kích thước của chúng cơ bản tương đương nhau với trọng lượng khoảng 670kg, dài 4,7m, lắp đầu nổ nặng 165kg, tốc độ bay cận âm Mach 0,92 (tương đương 1.134km/h), dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Exocet được thiết kế để tấn công tàu chiến cỡ nhỏ - trung, hoặc cả tàu cỡ lớn bằng nhiều phát bắn.
Có thể nói, trong lịch sử thì Exocet được xem là một trong những mẫu tên lửa diệt hạm dành được nhiều chiến tích nhất trên chiến trường (sau tên lửa P-15 Termit của Liên Xô). Exocet được sử dụng nhiều nhất là trong cuộc chiến tranh Falklands 1982 giữa Anh và Argentia. Khi đó, các tên lửa MM38 và AM39 Exocet của Argentina đã đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu của Hải quân Anh.
Trong ảnh là máy bay cường kích Super Etendard của Không quân Hải quân Argentina phóng tên lửa diệt hạm AM39 Exocet tiến công các tàu chiến của Hải quân Anh.
Trong ảnh là tàu khu trục phòng không HMS Sheffield của Hải quân Anh bị trúng một quả AM39, ngày 4/5/1982. Vụ tấn công khiến 20 thủy thủ thiệt mạng và chiếc tàu bị thủng một lỗ lớn.
Thật may là đầu đạn của AM39 bị lỗi nên không kích nổ nếu không thương vong có thể đã lớn hơn với chiếc tàu khu trục cỡ 4.800 tấn chở 287 thủy thủ của Hải quân Anh. Dẫu vậy, thì lượng nhiên liệu sót lại trên tên lửa cũng gây ra vụ hỏa hoạn lớn trên tàu. Ngày 10/5/1982, con tàu đã bị chìm xuống đáy đại dương – đây được xem là chiến hạm đầu tiên của Anh bị đánh chìm sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tên lửa chống tàu MM38 của Hải quân Argentina đã gây thiệt hại lớn cho chiếc tàu khu trục cỡ 6.200 tấn HMS Glamorgan trong vụ tấn công xảy ra ngày 12/6/1982, khiến 30 thủy thủ thiệt mạng.
Hai quả tên lửa AM39 Exocet được phóng từ cường kích Super Etendard của Argentina đã nhấn chìm chiếc tàu hàng cỡ 14.950 tấn Atlantic Conveyor của hãng Cunard Line (Anh) vào ngày 25/5/1982 khiến 12 thủy thủ thiệt mạng.
Nạn nhân cuối cùng của Exocet trong thế kỷ 20 là chiếc tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn USS Stark (FFG-7) của Hải quân Mỹ. Ngày 17/5/1987, tiêm kích Mirage F1 của Không quân Iraq đã phóng 2 quả AM39 Exocet vào chiến hạm USS Stark trên vịnh Péc xích. Quả đầu tiên tuy không phát nổ nhưng lượng nhiên liệu sót lại đã gây vụ hỏa hoạn lớn, còn quả thứ 2 đã kích nổ thành công và để lại cho Stark một lỗ lớn dài 3-4,5m.
Vụ tấn công đã khiến cho 37 thủy thủ Mỹ thiệt mạng, 21 người bị thương, tàu bị hư hỏng nặng nề. Qua các chiến tích trên, có thể thấy rằng Exocet là loại tên lửa diệt hạm đặc biệt nguy hiểm khi nó đã giáng nhiều đòn đau vào hàng loạt chiến hạm hiện đại của Hải quân Anh – Mỹ trong quá khứ. Theo một số nguồn tin, Pháp đã đồng ý cung cấp biến thể hiện đại nhất của dòng Exocet MM40 Block 3 (tầm bắn 180km) cho Hải quân Việt Nam. Với loại tên lửa này, sức mạnh của hải quân ta trong bảo vệ biển đảo Tổ quốc sẽ được tăng cường đáng kể.
Exocet là tên lửa hành trình chống tàu do hãng Nord Aviation (hiện tại Tập đoàn MBDA chịu trách nhiệm sản xuất) thiết kế từ 1967-1970, chính thức sản xuất loạt từ năm 1974. Đây được xem là một trong những mẫu vũ khí thành công nhất của nước Pháp trên chiến trường và trên thị trường xuất khẩu (hơn 30 quốc gia trang bị).
Trong dòng Exocet có nhiều biến thể gồm: phóng trên hạm MM38 (tầm bắn 42km); phóng trên không AM39 (tầm bắn 50-70km); phóng từ tàu ngầm SM39 (tầm bắn 50-70km) và phóng trên hạm MM40 (tầm bắn 72-180km). Dù vậy, kích thước của chúng cơ bản tương đương nhau với trọng lượng khoảng 670kg, dài 4,7m, lắp đầu nổ nặng 165kg, tốc độ bay cận âm Mach 0,92 (tương đương 1.134km/h), dùng đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Exocet được thiết kế để tấn công tàu chiến cỡ nhỏ - trung, hoặc cả tàu cỡ lớn bằng nhiều phát bắn.
Có thể nói, trong lịch sử thì Exocet được xem là một trong những mẫu tên lửa diệt hạm dành được nhiều chiến tích nhất trên chiến trường (sau tên lửa P-15 Termit của Liên Xô). Exocet được sử dụng nhiều nhất là trong cuộc chiến tranh Falklands 1982 giữa Anh và Argentia. Khi đó, các tên lửa MM38 và AM39 Exocet của Argentina đã đánh chìm, đánh bị thương nhiều tàu của Hải quân Anh.
Trong ảnh là máy bay cường kích Super Etendard của Không quân Hải quân Argentina phóng tên lửa diệt hạm AM39 Exocet tiến công các tàu chiến của Hải quân Anh.
Trong ảnh là tàu khu trục phòng không HMS Sheffield của Hải quân Anh bị trúng một quả AM39, ngày 4/5/1982. Vụ tấn công khiến 20 thủy thủ thiệt mạng và chiếc tàu bị thủng một lỗ lớn.
Thật may là đầu đạn của AM39 bị lỗi nên không kích nổ nếu không thương vong có thể đã lớn hơn với chiếc tàu khu trục cỡ 4.800 tấn chở 287 thủy thủ của Hải quân Anh. Dẫu vậy, thì lượng nhiên liệu sót lại trên tên lửa cũng gây ra vụ hỏa hoạn lớn trên tàu. Ngày 10/5/1982, con tàu đã bị chìm xuống đáy đại dương – đây được xem là chiến hạm đầu tiên của Anh bị đánh chìm sau Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Tên lửa chống tàu MM38 của Hải quân Argentina đã gây thiệt hại lớn cho chiếc tàu khu trục cỡ 6.200 tấn HMS Glamorgan trong vụ tấn công xảy ra ngày 12/6/1982, khiến 30 thủy thủ thiệt mạng.
Hai quả tên lửa AM39 Exocet được phóng từ cường kích Super Etendard của Argentina đã nhấn chìm chiếc tàu hàng cỡ 14.950 tấn Atlantic Conveyor của hãng Cunard Line (Anh) vào ngày 25/5/1982 khiến 12 thủy thủ thiệt mạng.
Nạn nhân cuối cùng của Exocet trong thế kỷ 20 là chiếc tàu hộ vệ tên lửa cỡ lớn USS Stark (FFG-7) của Hải quân Mỹ. Ngày 17/5/1987, tiêm kích Mirage F1 của Không quân Iraq đã phóng 2 quả AM39 Exocet vào chiến hạm USS Stark trên vịnh Péc xích. Quả đầu tiên tuy không phát nổ nhưng lượng nhiên liệu sót lại đã gây vụ hỏa hoạn lớn, còn quả thứ 2 đã kích nổ thành công và để lại cho Stark một lỗ lớn dài 3-4,5m.
Vụ tấn công đã khiến cho 37 thủy thủ Mỹ thiệt mạng, 21 người bị thương, tàu bị hư hỏng nặng nề.
Qua các chiến tích trên, có thể thấy rằng Exocet là loại tên lửa diệt hạm đặc biệt nguy hiểm khi nó đã giáng nhiều đòn đau vào hàng loạt chiến hạm hiện đại của Hải quân Anh – Mỹ trong quá khứ. Theo một số nguồn tin, Pháp đã đồng ý cung cấp biến thể hiện đại nhất của dòng Exocet MM40 Block 3 (tầm bắn 180km) cho Hải quân Việt Nam. Với loại tên lửa này, sức mạnh của hải quân ta trong bảo vệ biển đảo Tổ quốc sẽ được tăng cường đáng kể.