Mỹ thanh minh sức mạnh của F-35 sau thất bại trước F-16

Google News

(Kiến Thức) - Dù chi hàng trăm tỷ USD cho chương trình tiêm kích tàng hình F-35, nhưng những gì nó mang lại cho Không quân Mỹ lại là con số không.

Flight Global cho rằng, mặc dù được Tập đoàn Lockheed Martin quảng cáo sở hữu khả năng không chiến tầm xa vượt trội và có thể bắn hạ bất cứ mục tiêu trên không nào. Nhưng trong một đợt diễn tập không chiến giả định gần đây, tiêm kích tàng hình F-35 tiên tiến của Không quân Mỹ lại thất bại thảm hại trước một chiếc F-16D lỗi thời khi cận chiến.
Thông tin trên được trích dẫn từ báo cáo kết quả của một đợt diễn tập không chiến giả định do Không quân Mỹ thực hiện, nhằm đánh giá đầy đủ khả năng không chiến của F-35. Thậm chí các phi công tham gia đợt diễn tập này còn nhận xét rằng F-35 bị những chiếc F-16 qua mặt một cách dễ dàng.
My thanh minh suc manh cua F-35 sau that bai truoc F-16
 Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 của Không quân Mỹ không được thiết kế để có thể cận chiến trên không.
Các phi công này đều có kinh nghiệm bay với các loại máy bay chiến đấu thế hệ mới đang được Không quân hay Hải quân Mỹ sử dụng như F-15E, F-16 và F/A-18F. Một số đánh giá còn rằng khả năng cơ động của F-35 còn kém hơn cả F-15E do thiết kế cánh nhỏ hơn và động cơ đẩy hoạt động không hiệu quả. Ngay khi cả đối mặt với F-16 một mẫu tiêm kích bị đánh giá là hạn chế về nhiều mặt, F-35 cũng tỏ ra yếu thế hơn về khả năng cơ động khi không chiến.
Tuy nhiên, Văn phòng chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35 (JPO) của Quân đội Mỹ lại cho rằng F-35 không nhất thiết phải dành được ưu thế khi cận chiến trên không trong khi nó hoàn toàn có thể tiêu diệt được mục tiêu từ xa.
Phát ngôn viên của JPO Joe DellaVedova tại buổi họp báo vào hôm 1/7 cho biết, trong đợt diễn tập gần bốn chiếc F-35 đã đối đầu với bốn chiếc F-16 trong một tình huống không chiến giả định. Theo đó mỗi chiếc F-35 sẽ phải đương đầu với một chiếc F-16 trong vai trò quân địch nhằm kiểm tra khả năng tác chiến, hệ thống vũ khí và ưu thế về khả năng tàng hình của dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 này.
My thanh minh suc manh cua F-35 sau that bai truoc F-16-Hinh-2
Không quân Mỹ vẫn tiếp tục nuôi hy vọng với chương trình F-35 mặc dù kết quả nó mang lại tệ hơn bất cứ mẫu máy bay chiến đấu nào từng được Không quân Mỹ thử nghiệm.
Trong khi đó,Thiếu tướng Jeffrey Harrigian – Giám đốc điều hành chương trình F-35 của Không quân Mỹ lại cho rằng, còn quá sớm để đưa ra bất kỳ kết luận cuối cùng nào về khả năng cơ động của F-35 khi không chiến.
Ông này cũng cho biết, F-35 vẫn đang phải trải qua các đợt thử nghiệm về khả năng hoạt động cũng như các quá trình nâng cấp và phát triển. Bên cạnh việc sở hữu khả năng cơ động F-35 còn phải đảm bảo cả khả năng tàng hình vốn là lợi thế lớn nhất của loại máy bay chiến đấu này. Điều này giúp nó có thể hoạt động trong môi trường tác chiến mà F-16 không thể thực hiện được. Ngoài ra, F-35 được thiết kế dành cho tác chiến tầm xa không nhất thiết phải tham gia cận chiến, Tướng Jeffrey Harrigian nhận định.
Có một điểm cần lưu ý thêm là chiếc F-35 AF-2 tham gia tập trận giả định chỉ là các nguyên mẫu dành cho bay thử nghiệm và không được trang bị hệ thống phần mềm quản lý tác chiến, vũ khí, hệ thống cảm biến và lớp sơn tàng hình như những chiếc F-35 trang bị chính thức của Không quân Mỹ.
My thanh minh suc manh cua F-35 sau that bai truoc F-16-Hinh-3
Việc trang bị mũ bay thông minh cho F-35 lại là điều khiến các phi công điều khiển mẫu máy bay này cảm thấy không hài lòng.
Trong báo cáo của JPO cũng nhắc đến việc các phi công thử nghiệm F-35 mất tầm nhìn khi tham chiến do kích thước của mũ bay thông minh quá lớn, trong khi đó không gian buồng lái của F-35 lại khá hạn chế. Hầu như phi công điều khiển F-35 không thể quan sát được từ phía sau khi một chiếc F-16 tiến tới từ phía sau hoặc từ trên cao.
Một phi công tham gia đợt thử nghiệm F-35 viết trong báo cáo của mình rằng, mũ bay thông minh quá lớn trong khi đó không gian khoang lái lại chật hẹp khiến họ khó khăn trong việc quan sát mọi hoạt động phía sau máy bay. Trong khi đó hệ thống hiển thị 360 độ của mũ bay thông minh lại không giúp gì nhiều lắm cho hoạt động tác chiến.
Báo cáo này được xem là nguồn đánh giá trung thực nhất về chương trình F-35 hiện nay của Mỹ mặc dù nội dung của nó vẫn bị kiểm soát. Khi trước đó các phi công tham gia thử nghiệm F-35 bị hạn chế quyền công bố thông tin về khả năng hoạt động của F-35 ra bên ngoài.
My thanh minh suc manh cua F-35 sau that bai truoc F-16-Hinh-4
Dù số tiền mà Bộ quốc phòng Mỹ chi cho chương trình F-35 đã hơn con số ban đầu cả trăm tỷ USD nhưng điều này không giúp F-35 trở thành siêu máy bay chiến đấu dành cho tương lai.
Hiện tại đã có 12 quốc gia cam kết sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Lockheed Martin cũng như tham gia vào chương trình phát triển mẫu máy bay này, với đơn đặt hàng dự kiến lên tới hơn 3.000 chiếc.
Quân đội Mỹ hiện đã đưa vào trang bị những chiếc F-35A đầu tiên dành cho không quân tại căn cứ Hill ở Utah. Phi đội khoảng 12 chiếc sẽ được đưa vào biên chế từ này cho đến tháng 8/2016 nhưng chỉ được phép tham gia vào các nhiệm vụ giới hạn.
Ngoài hệ thống phần mềm Block 3I, các biến thể F-35 trong tương lai sẽ được nâng cấp lên hệ thống phần mềm Block 3F trong năm 2017, để có thể tích hợp thêm các loại vũ khí mới như bom đường kính nhỏ SDB II của Raytheon hay tên lửa không đối không AIM-120D AMRAAM.
Trà Khánh

Bình luận(0)