Có lẽ ít ai biết rằng những khẩu pháo phòng không 88mm nổi danh của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới 2, sau này được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng bắn hạ máy bay Mỹ. Năm 1954, Liên Xô bắt đầu viện trợ số lượng nhỏ pháo 88mm cho bộ đội Việt Nam sử dụng. Chúng được biên chế cho các trung đoàn thuộc Đại đoàn cao xạ 367 (mỗi trung đoàn có hai tiểu đoàn pháo 88mm). Trong ảnh, pháo 88mm đặt tại thành phố cảng Hải Phòng.Giai đoạn từ 1954-1960, pháo 88mm là vũ khí chủ lực bảo vệ các thành phố quan trọng của miền Bắc. Ảnh: Trận địa pháo phòng không 88mm bảo vệ Thủ đô Hà Nội.Sau năm 1960, Liên Xô bắt đầu cung cấp thêm số lượng lớn pháo 37mm, 57mm, 85mm, 100mm nên số pháo 88mm bắt đầu được loại dần khỏi trang bị bộ đội ta. Dẫu vậy, trước khi nghỉ hưu, pháo phòng không 88mm cũng kịp ghi dấu ấn trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 5/8/1964, Đại đội 141 và 143 pháo 88mm (Tiểu đoàn 217) phối hợp với tàu hải quân và dân quân tự vệ bắn rơi 1 máy bay Mỹ tại Hòn Gai (Quảng Ninh).Pháo phòng không 88mm hay còn có tên gọi quốc tế chính xác hơn là Flak 8.8 cm do Đức sản xuất và sử dụng từ cuối những năm 1920 cho nhiệm vụ phòng không, tấn công máy bay ném bom ở độ cao lớn.Dù nguyên mẫu Flak 88 ra đời từ năm 1928, nhưng mãi tới Chiến tranh Thế giới thứ hai thì chúng mới được nhân rộng. Chỉ trong vòng 7 năm từ 1939-1945, đã có tới 18.295 khẩu Flak 88 được sản xuất cho các lực lượng quân đội phát xít. Đây được xem là một trong những khẩu pháo phòng không thành công nhất quân phát xít Đức nói riêng và trên thế giới nói chung.Sự thành công từ pháo phòng không Flak 88mm không chỉ tới khả năng hạ máy bay của chúng mà là vai trò thứ hai - chống xe tăng, thiết giáp. Flak 88 được ghi nhận là đã rất thành công trong việc cản trở bước tiến của Đồng Minh đến thủ đô Berlin với chiến công tiêu diệt hàng nghìn chiếc thiết giáp của cả Đồng Minh và Liên Xô.Flak 88 được sản xuất với nhiều biến thể cải tiến dùng cho lực lượng phòng không mặt đất và các loại xe tăng hạng nặng. Trong đó, mẫu phổ biến nhất là Flak 36, nó có trọng lượng chiến đấu 7,4 tấn, dài 5,79m, cao 2,1m.Pháo 88mm Flak 36 đạt tốc độ bắn tới 15-20 phát/phút, tầm bắn hiệu quả mục tiêu mặt đất là 14.860m, với mục tiêu trên không là 7.620m, dùng đạn 88x571mm R.Đáng lưu ý, xe tăng hạng nặng nổi danh Tiger I và Tiger II của Đức đều sử dụng biến thể pháo phòng không 88mm. Kết hợp với cỗ tăng bọc giáp cực dày, pháo 88mm của người Đức có thể dễ dàng chục thủng vỏ thép xe tăng T-34 huyền thoại.
Có lẽ ít ai biết rằng những khẩu pháo phòng không 88mm nổi danh của phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới 2, sau này được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng bắn hạ máy bay Mỹ. Năm 1954, Liên Xô bắt đầu viện trợ số lượng nhỏ pháo 88mm cho bộ đội Việt Nam sử dụng. Chúng được biên chế cho các trung đoàn thuộc Đại đoàn cao xạ 367 (mỗi trung đoàn có hai tiểu đoàn pháo 88mm). Trong ảnh, pháo 88mm đặt tại thành phố cảng Hải Phòng.
Giai đoạn từ 1954-1960, pháo 88mm là vũ khí chủ lực bảo vệ các thành phố quan trọng của miền Bắc. Ảnh: Trận địa pháo phòng không 88mm bảo vệ Thủ đô Hà Nội.
Sau năm 1960, Liên Xô bắt đầu cung cấp thêm số lượng lớn pháo 37mm, 57mm, 85mm, 100mm nên số pháo 88mm bắt đầu được loại dần khỏi trang bị bộ đội ta. Dẫu vậy, trước khi nghỉ hưu, pháo phòng không 88mm cũng kịp ghi dấu ấn trong kháng chiến chống Mỹ. Ngày 5/8/1964, Đại đội 141 và 143 pháo 88mm (Tiểu đoàn 217) phối hợp với tàu hải quân và dân quân tự vệ bắn rơi 1 máy bay Mỹ tại Hòn Gai (Quảng Ninh).
Pháo phòng không 88mm hay còn có tên gọi quốc tế chính xác hơn là Flak 8.8 cm do Đức sản xuất và sử dụng từ cuối những năm 1920 cho nhiệm vụ phòng không, tấn công máy bay ném bom ở độ cao lớn.
Dù nguyên mẫu Flak 88 ra đời từ năm 1928, nhưng mãi tới Chiến tranh Thế giới thứ hai thì chúng mới được nhân rộng. Chỉ trong vòng 7 năm từ 1939-1945, đã có tới 18.295 khẩu Flak 88 được sản xuất cho các lực lượng quân đội phát xít. Đây được xem là một trong những khẩu pháo phòng không thành công nhất quân phát xít Đức nói riêng và trên thế giới nói chung.
Sự thành công từ pháo phòng không Flak 88mm không chỉ tới khả năng hạ máy bay của chúng mà là vai trò thứ hai - chống xe tăng, thiết giáp. Flak 88 được ghi nhận là đã rất thành công trong việc cản trở bước tiến của Đồng Minh đến thủ đô Berlin với chiến công tiêu diệt hàng nghìn chiếc thiết giáp của cả Đồng Minh và Liên Xô.
Flak 88 được sản xuất với nhiều biến thể cải tiến dùng cho lực lượng phòng không mặt đất và các loại xe tăng hạng nặng. Trong đó, mẫu phổ biến nhất là Flak 36, nó có trọng lượng chiến đấu 7,4 tấn, dài 5,79m, cao 2,1m.
Pháo 88mm Flak 36 đạt tốc độ bắn tới 15-20 phát/phút, tầm bắn hiệu quả mục tiêu mặt đất là 14.860m, với mục tiêu trên không là 7.620m, dùng đạn 88x571mm R.
Đáng lưu ý, xe tăng hạng nặng nổi danh Tiger I và Tiger II của Đức đều sử dụng biến thể pháo phòng không 88mm. Kết hợp với cỗ tăng bọc giáp cực dày, pháo 88mm của người Đức có thể dễ dàng chục thủng vỏ thép xe tăng T-34 huyền thoại.