Mạng Sina tổng hợp một loạt ảnh đẹp về chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ba Lan trong hoạt động diễn tập với tiêm kích Typhoon của NATO và một số hoạt động huấn luyện khác.Trong ảnh, MiG-29 của Không quân Ba Lan đốt tăng lực tạo nên quầng lửa đỏ rực dài ở đuôi.Không quân Ba Lan nhận những chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990 (số lượng 12). Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất.Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới giai đoạn 2020-2025 mới cho nghỉ hưu.Dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO. Ảnh: MiG-29 trong bài huấn luyện với tiêm kích Typhoon.Không loại trừ khả năng, NATO và Ba Lan dùng MiG-29 “đóng giả” chiến đấu cơ Nga cho hoạt động không chiến.Tuy nhiên, MiG-29 Ba Lan thuộc thế hệ đầu của dòng, chưa kể bị giảm tính năng radar, hỏa lực so với mẫu gốc nên khó mà phát huy hết khả năng của tiêm kích MiG-29.iêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h), bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.Hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.
Mạng Sina tổng hợp một loạt ảnh đẹp về chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Ba Lan trong hoạt động diễn tập với tiêm kích Typhoon của NATO và một số hoạt động huấn luyện khác.
Trong ảnh, MiG-29 của Không quân Ba Lan đốt tăng lực tạo nên quầng lửa đỏ rực dài ở đuôi.
Không quân Ba Lan nhận những chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990 (số lượng 12). Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.
Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất.
Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới giai đoạn 2020-2025 mới cho nghỉ hưu.
Dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO. Ảnh: MiG-29 trong bài huấn luyện với tiêm kích Typhoon.
Không loại trừ khả năng, NATO và Ba Lan dùng MiG-29 “đóng giả” chiến đấu cơ Nga cho hoạt động không chiến.
Tuy nhiên, MiG-29 Ba Lan thuộc thế hệ đầu của dòng, chưa kể bị giảm tính năng radar, hỏa lực so với mẫu gốc nên khó mà phát huy hết khả năng của tiêm kích MiG-29.
iêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25 (tương đương 2.400km/h), bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.
Hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.