Không quân Myanmar hiện có khoảng 80 chiến đấu cơ, chiếm số đông là máy bay xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, loại tiêm kích hiện đại nhất mà Myanmar có được là mẫu MiG-29 do Nga sản xuất. Trong ảnh, đội hình 5 tiêm kích đánh chặn MiG-29 bay trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Myanmar năm 2013.Năm 2001, Myanmar đã đặt mua 12 chiếc MiG-29 (gồm 10 MiG-29B và 2 MiG-29UB) từ Belarus. Thêm một hợp đồng trị giá 570 triệu USD nữa được ký với Nga vào tháng 12/2009 đem về thêm 12 MiG-29 (gồm 10 MiG-29B, 6 MiG-29SE và 4 MiG-29UB).Trong 3 biến thể tiêm kích đánh chặn MiG-29 mà Không quân Myanmar có được thì 2 kiểu MiG-29B và SE chuyên dùng cho chiến đấu, trong khi kiểu UB dành cho huấn luyện phi công lái MiG-29.20 chiếc tiêm kích MiG-29B thuộc thế hệ đầu của dòng MiG-29 được trang bị radar có tính năng hạn chế RLPK-29 (tầm phát hiện máy bay chiến đấu địch cách 70km, theo dõi được 10 mục tiêu nhưng chỉ dẫn tên lửa hạ được một trong số đó). Loại radar này cũng không thể cho phép MiG-29B mang được tên lửa đối không tầm trung R-77. Ngoài ra, kiểu MiG-29B cũng gặp một hạn chế nữa là không thể khai hỏa pháo 30mm nếu mang theo thùng nhiên liệu phụ giữa thân.Còn 6 chiếc MiG-29SE thuộc thế hệ 2 dòng tiêm kích MiG-29 với cải tiến khắc phục nhược điểm của MiG-29B. Nó được trang bị radar N019ME có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Loại radar này cũng cho phép MiG-29 mang được tên lửa đối không R-77 tự dẫn radar chủ động. Mẫu MiG-29SE cũng được bố trí pháo 30mm về phía bên trái cho phép khai hỏa khi máy bay mang thùng nhiên liệu giữa.MiG-29UB là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của dòng tiêm kích MiG-29, buồng lái được kéo dài để đặt thêm một ghế thứ 2 cho giáo viên bay. Máy bay không được trang bị radar điều khiển hỏa lực mà thay bằng modul huấn luyện để giáo viên có thể đưa ra các tình huống giả định trong trận đánh và các trường hợp khẩn cấp.Việc không có radar khiến MiG-29UB chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ huấn luyện, không có khả năng mang tên lửa không đối không làm nhiệm vụ chính của nó. Đó là chưa kể máy bay cũng bị rút bỏ pháo GSh-301 30mm.Các thế hệ tiêm kích MiG-29 mà Không quân Myanmar sở hữu chỉ được bố trí 6 điểm treo trên cánh cho phép mang tổng cộng khoảng 3,5 tấn vũ khí các loại gồm các loại tên lửa không đối không, bom và rocket (không mang được vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao). Trong ảnh là chiếc MiG-29B của Không quân Myanmar bay tuần tra với 4 đạn đối không tầm nhiệt R-73E và 2 đạn đối không tự dẫn radar bán chủ động R-27.Trong ảnh là đạn tên lửa không đối không tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại R-73E – vũ khí không chiến tầm gần tốt nhất của Myanmar. Tên lửa đạt tầm bắn 20km.Tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Klimov RD-33 cho tốc độ bay tối đa 2.400km, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.100km, trần bay 18.013m, vận tốc leo cao 330m/s.Trong quá trình sử dụng, Không quân Myanmar đã để mất một chiếc MiG-29UB do tai nạn vào năm 2004.Hiện nay, Không quân Myanmar vẫn chưa công bố bất kỳ kế hoạch mua mới loại máy bay chiến đấu nào. Tuy nhiên, diễn đàn mạng Myanmar gần đây đăng tải một hình ảnh cho thấy đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng Myanmar thăm quan tìm hiểu tiêm kích MiG-35 – thế hệ tiếp theo của dòng MiG-29.
Không quân Myanmar hiện có khoảng 80 chiến đấu cơ, chiếm số đông là máy bay xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, loại tiêm kích hiện đại nhất mà Myanmar có được là mẫu MiG-29 do Nga sản xuất. Trong ảnh, đội hình 5 tiêm kích đánh chặn MiG-29 bay trong lễ duyệt binh mừng Quốc khánh Myanmar năm 2013.
Năm 2001, Myanmar đã đặt mua 12 chiếc MiG-29 (gồm 10 MiG-29B và 2 MiG-29UB) từ Belarus. Thêm một hợp đồng trị giá 570 triệu USD nữa được ký với Nga vào tháng 12/2009 đem về thêm 12 MiG-29 (gồm 10 MiG-29B, 6 MiG-29SE và 4 MiG-29UB).
Trong 3 biến thể tiêm kích đánh chặn MiG-29 mà Không quân Myanmar có được thì 2 kiểu MiG-29B và SE chuyên dùng cho chiến đấu, trong khi kiểu UB dành cho huấn luyện phi công lái MiG-29.
20 chiếc tiêm kích MiG-29B thuộc thế hệ đầu của dòng MiG-29 được trang bị radar có tính năng hạn chế RLPK-29 (tầm phát hiện máy bay chiến đấu địch cách 70km, theo dõi được 10 mục tiêu nhưng chỉ dẫn tên lửa hạ được một trong số đó). Loại radar này cũng không thể cho phép MiG-29B mang được tên lửa đối không tầm trung R-77. Ngoài ra, kiểu MiG-29B cũng gặp một hạn chế nữa là không thể khai hỏa pháo 30mm nếu mang theo thùng nhiên liệu phụ giữa thân.
Còn 6 chiếc MiG-29SE thuộc thế hệ 2 dòng tiêm kích MiG-29 với cải tiến khắc phục nhược điểm của MiG-29B. Nó được trang bị radar N019ME có khả năng theo dõi 10 mục tiêu và diệt 2 mục tiêu cùng lúc. Loại radar này cũng cho phép MiG-29 mang được tên lửa đối không R-77 tự dẫn radar chủ động. Mẫu MiG-29SE cũng được bố trí pháo 30mm về phía bên trái cho phép khai hỏa khi máy bay mang thùng nhiên liệu giữa.
MiG-29UB là biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của dòng tiêm kích MiG-29, buồng lái được kéo dài để đặt thêm một ghế thứ 2 cho giáo viên bay. Máy bay không được trang bị radar điều khiển hỏa lực mà thay bằng modul huấn luyện để giáo viên có thể đưa ra các tình huống giả định trong trận đánh và các trường hợp khẩn cấp.
Việc không có radar khiến MiG-29UB chỉ đơn thuần làm nhiệm vụ huấn luyện, không có khả năng mang tên lửa không đối không làm nhiệm vụ chính của nó. Đó là chưa kể máy bay cũng bị rút bỏ pháo GSh-301 30mm.
Các thế hệ tiêm kích MiG-29 mà Không quân Myanmar sở hữu chỉ được bố trí 6 điểm treo trên cánh cho phép mang tổng cộng khoảng 3,5 tấn vũ khí các loại gồm các loại tên lửa không đối không, bom và rocket (không mang được vũ khí tấn công mặt đất chính xác cao). Trong ảnh là chiếc MiG-29B của Không quân Myanmar bay tuần tra với 4 đạn đối không tầm nhiệt R-73E và 2 đạn đối không tự dẫn radar bán chủ động R-27.
Trong ảnh là đạn tên lửa không đối không tầm ngắn tự dẫn hồng ngoại R-73E – vũ khí không chiến tầm gần tốt nhất của Myanmar. Tên lửa đạt tầm bắn 20km.
Tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy Klimov RD-33 cho tốc độ bay tối đa 2.400km, tầm bay với nhiên liệu tối đa 2.100km, trần bay 18.013m, vận tốc leo cao 330m/s.
Trong quá trình sử dụng, Không quân Myanmar đã để mất một chiếc MiG-29UB do tai nạn vào năm 2004.
Hiện nay, Không quân Myanmar vẫn chưa công bố bất kỳ kế hoạch mua mới loại máy bay chiến đấu nào. Tuy nhiên, diễn đàn mạng Myanmar gần đây đăng tải một hình ảnh cho thấy đoàn cán bộ Bộ Quốc phòng Myanmar thăm quan tìm hiểu tiêm kích MiG-35 – thế hệ tiếp theo của dòng MiG-29.