Các máy bay Su-27SK/J-11 đời đầu cũng được Trung Quốc tự nâng cấp theo chuẩn mới của họ. Chính vì vậy những đặc điểm nhận dạng bên ngoài của chúng so với J-11 các đời sau và J-11B dần dần ít đi.
Ảnh nhỏ 1: Buồng lái và màn hình đèn ống CRT của Su-27SK/J-11 đời đầu; ảnh nhỏ 2: Màn hình hiển thị đa năng tinh thể lỏng MFD trên J-11 đời sau. Đây là đặc điểm nhận dạng Su-27SK của Trung Quốc với các nước khác; ảnh nhỏ 3: Giao diện rất hiện đại của buồng lái J-11B với màn hình HUD 2D quét dải rộng và 4 màn hình MFD.
Trung Quốc cũng tuyên bố họ đã nâng cấp radar để J-11 có thể sử dụng các loại tên lửa hiện đại, tham gia chiến đấu ngoài tầm nhìn. Chưa rõ hiệu quả của những nâng cấp này thực sự đến đâu, nhưng khác biệt trong cấu hình vũ khí của máy bay là có thể nhận ra. Ảnh một đơn vị J-11 đóng tại Tây Tạng.
Một ví dụ khác: Su-27 nguyên bản của Nga không thể mang tên lửa R-27ET trong các mấu treo dưới thân, tên lửa này được treo dưới cánh. Nhưng Su-27SK/J-11 của Trung Quốc thì có thể.
Vấn đề lớn nhất của việc nâng cấp và sản xuất máy bay mới ở Trung Quốc là động cơ. Thái Hành Sơn WS-10A trên lý thuyết có khả năng tương đương với Saturn AL-31F nhưng thực tế đã gặp nhiều sự cố, vận hành không ổn định và có lẽ tuổi thọ cũng khá ngắn.
Khi Sukhoi đưa ra thì trường tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30MK (Flanker G), đã thu hút sự quan tâm của giới quân sự Bắc Kinh. Không giống như Su-27SK, Su-30MK là dòng máy bay chiến đấu đa chức năng được phát triển từ Su-27PU, tiêm kích đánh chặn tầm xa và chỉ huy trên không của lực lượng phòng không Liên Xô.
Việc đàm phán bắt đầu vào năm 1996, hợp đồng chính thức ký kết vào tháng 8/1999: Nga cung cấp 38 Su-30MK được tùy chỉnh theo yêu cầu của Trung Quốc, được định danh là Su-30MKK với giá 2 tỷ USD. Trong ảnh, Su-30MKK và tên lửa chống radar Kh-31P.
4 chiếc nguyên mẫu đầu tiên được bản giao thử nghiệm từ năm 1999 đến 2001. Các lô hàng chính thức được giao trong năm 2000 và 2001. 38 chiếc chia đều cho sư đoàn 3 tại Vu Hồ và trung tâm huấn luyện-thử nghiệm Thương Châu, Hà Bắc.
Dòng máy bay mới khiến Không quân Trung Quốc rất hài lòng. Năm 2001, nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân sang thăm Moscow và mang về thêm một hợp đồng 38 chiếc Su-30MKK nữa. Số này được giao trong năm 2002 và 2003, sau đó chia đều cho sư đoàn không quân 18 ở Hồ Nam và sư đoàn không quân 29 ở Chiết Giang.
Su-30MKK thuộc một lực lượng đặc biệt của PLAAF với camo khác thường.
Liên tiếp các đơn đặt hàng, năm 2003, Trung Quốc đạt được hợp đồng cho 24 tiêm kích Su-30MK2. Đây là bản nâng cấp hơn nữa từ Su-30MK, với sự vượt trội trong chiến đấu nhờ hệ thống C4ISTAR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát)
Radar N001VEP cho phép máy bay sử dụng tên lửa diệt hạm tầm xa Kh-31, tên lửa đối đất Kh-29, Kh-59, tên lửa tiêu diệt radar Kh-31P, bom điều khiển TV và tên lửa đối không tầm xa mới nhất R-77 cung cấp khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Không thể thiếu là các biện pháp đối phó điện tử.
Su-30MK2 có thể phân biệt với Su-30MKK nhờ sơn mũi màu trắng, tất cả 24 chiếc được biên chế cho trung đoàn 10, sư đoàn 4, không quân hải quân Trung Quốc, đóng tại Chiết Giang.
Cùng với sự bổ sung của Su-30MKK, tập đoàn Thẩm Dương khởi động chương trình sao chép biến đổi loại máy bay này dưới cái tên J-16. Những tiết lộ về loại máy bay này khá hạn chế cho dù Trung Quốc đã tuyên bố biên chế loại máy bay này vào năm 2014.
J-16 được cho là trang bị một radar AESA, màn hình HUD, hệ thống đối phó điện tử do Trung Quốc tự phát triển. Các nguyên mẫu 1601, 1603 và 1604 có ống Pitot mũi nhưng nguyên mẫu 1612 xuất hiện trong năm nay thì đã bỏ ống này.
So sánh hình dạng bên ngoài giữa J16 (trên) và Su-30MKK (dưới).
Tham vọng của Bắc Kinh về tiêm kích cất cánh trên tàu sân bay vẫn được thỏa mãn nhờ gia đình Flanker. Tuy không mua bất cứ tiêm kích hạm Su-33(Flanker D) nào từ Nga nhưng Trung Quốc lại tìm được một trong những nguyên mẫu của nó là T-10K3 tại một nhà kho ở Ukraine. Đây là cơ sở để Trung Quốc tạo ra mẫu J-15.
Tháng 11/2012, J-15 thực hiện hạ cánh thành công xuống tàu sân bay Liêu Ninh, từ sự kiện đó, chương trình diễn biến rất tích cực. Gần đây có tin J-15 đang được phát triển để thích ứng với máy phóng mới trên tàu sân bay nội địa đang đóng của Trung Quốc. Tới nay có 5 nguyên mẫu được công khai đánh số từ 551 tới 556.
Phiên bản huấn luyện J-15S là chương trình mới nhất mà tập đoàn Thẩm Dương đang theo đuổi. Hai chỗ ngồi trên J-15S vẫn được bố trí dọc theo thân máy bay như với J-11BS chứ không đặt song song như Su-33UB (trong hình), phiên bản huấn luyện của Su-33.
Nguyên nhân có thể do vấn đề kỹ thuật, thiết kế buồng lái kiểu song song là khó khăn, hơn nữa Trung Quốc vẫn chưa có đủ số J-15 cho tàu sân bay của mình nên có thể J-15S được sử dụng luôn như một máy bay chiến đấu, chỉ huy. Có nhiều tin đồn về một phiên bản tác chiến điện tử của J-15.
Tiềm kích hạm Trung Quốc được quảng cáo hiện đại hơn Su-33. Nhưng vấn đề lớn nhất của nó vẫn nằm ở động cơ. Thẩm Dương không thể chế tạo một động cơ ngang ngửa với AL-31FM1 mà Su-33 dùng, họ phải sử dụng lại các động cơ không chuyên AL-31F hoặc WS-10H bị đánh giá là thiếu lực.
So
sánh hình dạng bên ngoài giữa J-15 (trên) và Su-33(dưới).
Từ chỗ chỉ có những mẫu tiêm kích lỗi thời như J-6, J-7 vào những năm 1980, không quân Trung Quốc đã nhanh chóng lột xác trở thành một trong những lực lượng lớn mạnh nhất trên bầu trời thế giới. Đóng góp rất lớn cho quá trình kỳ diệu này là các tiêm kích Su-27/30 Flanker và chắc chắn ảnh hưởng của chúng chưa dừng lại khi Trung Quốc sẽ có thêm những chiếc máy bay Sukhoi hiện đại khác.
Các máy bay Su-27SK/J-11 đời đầu cũng được Trung Quốc tự nâng cấp theo chuẩn mới của họ. Chính vì vậy những đặc điểm nhận dạng bên ngoài của chúng so với J-11 các đời sau và J-11B dần dần ít đi.
Ảnh nhỏ 1: Buồng lái và màn hình đèn ống CRT của Su-27SK/J-11 đời đầu; ảnh nhỏ 2: Màn hình hiển thị đa năng tinh thể lỏng MFD trên J-11 đời sau. Đây là đặc điểm nhận dạng Su-27SK của Trung Quốc với các nước khác; ảnh nhỏ 3: Giao diện rất hiện đại của buồng lái J-11B với màn hình HUD 2D quét dải rộng và 4 màn hình MFD.
Trung Quốc cũng tuyên bố họ đã nâng cấp radar để J-11 có thể sử dụng các loại tên lửa hiện đại, tham gia chiến đấu ngoài tầm nhìn. Chưa rõ hiệu quả của những nâng cấp này thực sự đến đâu, nhưng khác biệt trong cấu hình vũ khí của máy bay là có thể nhận ra. Ảnh một đơn vị J-11 đóng tại Tây Tạng.
Một ví dụ khác:
Su-27 nguyên bản của Nga không thể mang tên lửa R-27ET trong các mấu treo dưới thân, tên lửa này được treo dưới cánh. Nhưng Su-27SK/J-11 của Trung Quốc thì có thể.
Vấn đề lớn nhất của việc nâng cấp và sản xuất máy bay mới ở Trung Quốc là động cơ. Thái Hành Sơn WS-10A trên lý thuyết có khả năng tương đương với Saturn AL-31F nhưng thực tế đã gặp nhiều sự cố, vận hành không ổn định và có lẽ tuổi thọ cũng khá ngắn.
Khi Sukhoi đưa ra thì trường tiêm kích hai chỗ ngồi Su-30MK (Flanker G), đã thu hút sự quan tâm của giới quân sự Bắc Kinh. Không giống như Su-27SK, Su-30MK là dòng máy bay chiến đấu đa chức năng được phát triển từ Su-27PU, tiêm kích đánh chặn tầm xa và chỉ huy trên không của lực lượng phòng không
Liên Xô.
Việc đàm phán bắt đầu vào năm 1996, hợp đồng chính thức ký kết vào tháng 8/1999: Nga cung cấp 38 Su-30MK được tùy chỉnh theo yêu cầu của Trung Quốc, được định danh là Su-30MKK với giá 2 tỷ USD. Trong ảnh, Su-30MKK và tên lửa chống radar Kh-31P.
4 chiếc nguyên mẫu đầu tiên được bản giao thử nghiệm từ năm 1999 đến 2001. Các lô hàng chính thức được giao trong năm 2000 và 2001. 38 chiếc chia đều cho sư đoàn 3 tại Vu Hồ và trung tâm huấn luyện-thử nghiệm Thương Châu, Hà Bắc.
Dòng máy bay mới khiến Không quân Trung Quốc rất hài lòng. Năm 2001, nhà lãnh đạo Giang Trạch Dân sang thăm Moscow và mang về thêm một hợp đồng 38 chiếc Su-30MKK nữa. Số này được giao trong năm 2002 và 2003, sau đó chia đều cho sư đoàn không quân 18 ở Hồ Nam và sư đoàn không quân 29 ở Chiết Giang.
Su-30MKK thuộc một lực lượng đặc biệt của PLAAF với camo khác thường.
Liên tiếp các đơn đặt hàng, năm 2003, Trung Quốc đạt được hợp đồng cho 24 tiêm kích
Su-30MK2. Đây là bản nâng cấp hơn nữa từ Su-30MK, với sự vượt trội trong chiến đấu nhờ hệ thống C4ISTAR (chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát, thu nhận mục tiêu và trinh sát)
Radar N001VEP cho phép máy bay sử dụng tên lửa diệt hạm tầm xa Kh-31, tên lửa đối đất Kh-29, Kh-59, tên lửa tiêu diệt radar Kh-31P, bom điều khiển TV và tên lửa đối không tầm xa mới nhất R-77 cung cấp khả năng không chiến ngoài tầm nhìn. Không thể thiếu là các biện pháp đối phó điện tử.
Su-30MK2 có thể phân biệt với Su-30MKK nhờ sơn mũi màu trắng, tất cả 24 chiếc được biên chế cho trung đoàn 10, sư đoàn 4, không quân hải quân Trung Quốc, đóng tại Chiết Giang.
Cùng với sự bổ sung của Su-30MKK, tập đoàn Thẩm Dương khởi động chương trình sao chép biến đổi loại máy bay này dưới cái tên J-16. Những tiết lộ về loại máy bay này khá hạn chế cho dù Trung Quốc đã tuyên bố biên chế loại máy bay này vào năm 2014.
J-16 được cho là trang bị một radar AESA, màn hình HUD, hệ thống đối phó điện tử do Trung Quốc tự phát triển. Các nguyên mẫu 1601, 1603 và 1604 có ống Pitot mũi nhưng nguyên mẫu 1612 xuất hiện trong năm nay thì đã bỏ ống này.
So sánh hình dạng bên ngoài giữa J16 (trên) và Su-30MKK (dưới).
Tham vọng của Bắc Kinh về tiêm kích cất cánh trên tàu sân bay vẫn được thỏa mãn nhờ gia đình Flanker. Tuy không mua bất cứ tiêm kích hạm Su-33(Flanker D) nào từ Nga nhưng Trung Quốc lại tìm được một trong những nguyên mẫu của nó là T-10K3 tại một nhà kho ở Ukraine. Đây là cơ sở để Trung Quốc tạo ra mẫu J-15.
Tháng 11/2012, J-15 thực hiện hạ cánh thành công xuống tàu sân bay Liêu Ninh, từ sự kiện đó, chương trình diễn biến rất tích cực. Gần đây có tin J-15 đang được phát triển để thích ứng với máy phóng mới trên tàu sân bay nội địa đang đóng của Trung Quốc. Tới nay có 5 nguyên mẫu được công khai đánh số từ 551 tới 556.
Phiên bản huấn luyện J-15S là chương trình mới nhất mà tập đoàn Thẩm Dương đang theo đuổi. Hai chỗ ngồi trên J-15S vẫn được bố trí dọc theo thân máy bay như với J-11BS chứ không đặt song song như Su-33UB (trong hình), phiên bản huấn luyện của Su-33.
Nguyên nhân có thể do vấn đề kỹ thuật, thiết kế buồng lái kiểu song song là khó khăn, hơn nữa Trung Quốc vẫn chưa có đủ số J-15 cho tàu sân bay của mình nên có thể J-15S được sử dụng luôn như một máy bay chiến đấu, chỉ huy. Có nhiều tin đồn về một phiên bản tác chiến điện tử của J-15.
Tiềm kích hạm Trung Quốc được quảng cáo hiện đại hơn Su-33. Nhưng vấn đề lớn nhất của nó vẫn nằm ở động cơ. Thẩm Dương không thể chế tạo một động cơ ngang ngửa với AL-31FM1 mà Su-33 dùng, họ phải sử dụng lại các động cơ không chuyên AL-31F hoặc WS-10H bị đánh giá là thiếu lực.
So
sánh hình dạng bên ngoài giữa J-15 (trên) và Su-33(dưới).
Từ chỗ chỉ có những mẫu tiêm kích lỗi thời như J-6, J-7 vào những năm 1980, không quân Trung Quốc đã nhanh chóng lột xác trở thành một trong những lực lượng lớn mạnh nhất trên bầu trời thế giới. Đóng góp rất lớn cho quá trình kỳ diệu này là các tiêm kích Su-27/30 Flanker và chắc chắn ảnh hưởng của chúng chưa dừng lại khi Trung Quốc sẽ có thêm những chiếc máy bay Sukhoi hiện đại khác.