Ngày 27/6/1992, Nga chuyển cho Trung Quốc một lô 12 máy bay Su-27. Đây là một phần trong đơn đặt hàng 26 chiếc gồm: 20 Su-27SK và 6 Su-27UBK của Bắc Kinh. Trong ảnh, Su-27 và phi công đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1999.
Phần thứ 2 của đơn đặt hàng được chuyển tới vào tháng 11 cùng năm. Tất cả đều biên chế về trung đoàn 9, sư đoàn 3, không quân PLA đóng tại Vu Hồ, An Huy. Trong ảnh là chiếc Su-27SK thứ 20 của lô 38 được chuyển về trong đợt này.
Su-27SK (Flanker B) được sản xuất bởi KnAAPO ở Komsomolsk-na-Amur. Đây là tiêm kích chiếm ưu thế trên không với các tên lửa đối không R-27 và R-73, bán kính chiến đấu 1.400km, động cơ Saturn AL-31F lực đẩy cực đại 122.58 kN, radar N001E phạm vi tìm kiếm 240km.
Trong khi đó Su-27UBK (Flanker C) kiêm thêm nhiệm vụ huấn luyện. Máy bay hai chỗ ngồi này được sản xuất bởi IAPO tại Irkusk. Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sở hữu những chiến đấu cơ Flanker, đó là bước ngoặt lớn cho sự phát triển của không quân PLA.
Năm 1995, Trung Quốc và Nga ký hợp đồng thứ hai trị giá khoảng 710 triệu USD cho 16 Su-27SK và Su-27UBK . Những máy bay này được bàn giao năm 1996 và biên chế cho sư đoàn không quân số 2 có căn cứ tại Toại Khê, Quảng Đông.
Năm 1996, Bắc Kinh tiến thêm được một bước khi có được giấy phép sản xuất 200 chiếc Su-27SK cho Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (SAC). Nga sẽ cung cấp các bộ phận tháo rời cho Trung Quốc lắp ráp, bản nội địa này được đặt tên là J-11. Đổi lại Moscow thu về 2,5 tỷ USD.
Su-27SK/J-11 số hiệu “Blue 49” là chiếc máy bay đầu tiên được lắp ráp tại Trung Quốc (chiếc đầu tiên của lô số 0). Nó bay thử lần đầu vào tháng 12/1998.
Cũng trong năm 1996, Trung Quốc cho công khai hoạt động của tiêm kích Flanker trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Lúc bấy giờ quan hệ giữa Đại Lục và Đài Loan đang cực kỳ căng thẳng.
Lực lượng không quân PLA có một nhu cầu rất lớn về đào tạo và chuyển loại cho phi công lái Su-27 trong khi họ không có giấy phép sản xuất máy bay huấn luyện. Chính vì vậy, năm 1999, một đơn đặt hàng 28 Su-27UBK được gửi tới Nga.
Những chiếc máy bay được chia làm ba lô, bàn giao vào các năm 2000, 2001 và 2002, biên chế về sư đoàn không quân 33 đóng tại Trùng Khánh. Như vậy, Bắc Kinh đã có được tổng cộng 76 chiếc Su-27 do Nga sản xuất.
Về chương trình J-11, vì lý do kỹ thuật, phải tới năm 2000, Thẩm Dương mới có thể sản xuất chúng hàng loạt. Tới năm 2002, hoàn thành 48 chiếc, từ 2002-2003 được thêm 48 chiếc nữa. Tổng cộng 105 chiếc J-11 được hoàn thành, Trung Quốc đã không sử dụng tối đa giấy phép 200 chiếc.
Nguyên nhân: dù Nga đồng ý tăng dần tỉ nội địa hóa cho Trung Quốc nhưng vẫn cự tuyệt chuyển giao bí mật quan trọng nhất là radar và động cơ. Thêm nữa, Su-27SK là tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh mẽ nhưng lại thiếu khả năng sử dụng các vũ khi đối đất chính xác, chúng dần bị lạc hậu trong điều kiện mới.
Một số J-11 được sử dụng cho quá trình thử nghiệm các thiết bị khác nhau, đặc biệt là radar và động cơ, Trung Quốc muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga. Trong hình, chiếc J-11 số 13 lô 0 (sau đánh số lại là 522) đang bay cùng động cơ thử nghiệm Thái Hành Sơn WS-10.
Làm chủ được công nghệ là cơ sở quan trọng để tới năm 2003, Trung Quốc từ chối bản nâng cấp Su-27SKM của Sukhoi vì họ đã tự mình phát triển được một phiên bản mới dựa trên Su-27SK/J-11 mang tên J-11B. Sự xuất hiện của biến thể ngoài giấy phép này là điều Nga không ngờ tới.
J-11B sử dụng khung thân của Su-27SK nhưng các hệ thống động lực, điện tử cho đến vũ khí hoàn toàn do Bắc Kinh tự túc:
Động cơ WS-10A, radar Doppler Ty 1493 theo dõi được 6-8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu.
Hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, hệ thống tìm kiếm theo dõi quang điện tử copy loại OEPS-27, hệ thống định vị INS/GPS, màn hình hiển thị đa chức năng MFD, màn hình hiển thị trên kính lái HUD. Trong hình, hệ thống cảnh báo chống tên lửa dùng 2 cảm biến đặt ở đuôi…
J-11B sử dụng tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 đầu dò hồng ngoại và tầm trung PL-12 đầu dò radar. Đặc biệt là nó có thể mang các loại vũ khí tấn công mặt đất chính xác như bom dẫn laser LT-2, bom lượn thông minh LS-6, tên lửa chống radar YJ-91, tên lửa đối hạm KD-88.
Sau đó, Trung Quốc tiếp tục bắt tay vào việc sản xuất phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi J-11BS để dần thay thế những máy bay Su-27UBK đã bắt đầu cũ kỹ cũng như phục vụ nhu cầu mới và đang tăng trong không quân.
So sánh về hình dạng bên ngoài giữa J-11BS (trên) và Su-27UBK (dưới)
Ngày 27/6/1992, Nga chuyển cho Trung Quốc một lô 12 máy bay Su-27. Đây là một phần trong đơn đặt hàng 26 chiếc gồm: 20 Su-27SK và 6 Su-27UBK của Bắc Kinh. Trong ảnh, Su-27 và phi công đang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Quốc khánh Trung Quốc 1/10/1999.
Phần thứ 2 của đơn đặt hàng được chuyển tới vào tháng 11 cùng năm. Tất cả đều biên chế về trung đoàn 9, sư đoàn 3, không quân PLA đóng tại Vu Hồ, An Huy. Trong ảnh là chiếc Su-27SK thứ 20 của lô 38 được chuyển về trong đợt này.
Su-27SK (Flanker B) được sản xuất bởi KnAAPO ở Komsomolsk-na-Amur. Đây là tiêm kích chiếm ưu thế trên không với các tên lửa đối không R-27 và R-73, bán kính chiến đấu 1.400km, động cơ Saturn AL-31F lực đẩy cực đại 122.58 kN, radar N001E phạm vi tìm kiếm 240km.
Trong khi đó Su-27UBK (Flanker C) kiêm thêm nhiệm vụ huấn luyện. Máy bay hai chỗ ngồi này được sản xuất bởi IAPO tại Irkusk. Trung Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sở hữu những chiến đấu cơ Flanker, đó là bước ngoặt lớn cho sự phát triển của không quân PLA.
Năm 1995, Trung Quốc và Nga ký hợp đồng thứ hai trị giá khoảng 710 triệu USD cho 16 Su-27SK và Su-27UBK . Những máy bay này được bàn giao năm 1996 và biên chế cho sư đoàn không quân số 2 có căn cứ tại Toại Khê, Quảng Đông.
Năm 1996, Bắc Kinh tiến thêm được một bước khi có được giấy phép sản xuất 200 chiếc Su-27SK cho Tập đoàn hàng không Thẩm Dương (SAC). Nga sẽ cung cấp các bộ phận tháo rời cho Trung Quốc lắp ráp, bản nội địa này được đặt tên là J-11. Đổi lại Moscow thu về 2,5 tỷ USD.
Su-27SK/J-11 số hiệu “Blue 49” là chiếc máy bay đầu tiên được lắp ráp tại Trung Quốc (chiếc đầu tiên của lô số 0). Nó bay thử lần đầu vào tháng 12/1998.
Cũng trong năm 1996, Trung Quốc cho công khai hoạt động của tiêm kích Flanker trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Lúc bấy giờ quan hệ giữa Đại Lục và Đài Loan đang cực kỳ căng thẳng.
Lực lượng không quân PLA có một nhu cầu rất lớn về đào tạo và chuyển loại cho phi công lái Su-27 trong khi họ không có giấy phép sản xuất máy bay huấn luyện. Chính vì vậy, năm 1999, một đơn đặt hàng 28 Su-27UBK được gửi tới Nga.
Những chiếc máy bay được chia làm ba lô, bàn giao vào các năm 2000, 2001 và 2002, biên chế về sư đoàn không quân 33 đóng tại Trùng Khánh. Như vậy, Bắc Kinh đã có được tổng cộng 76 chiếc Su-27 do Nga sản xuất.
Về chương trình J-11, vì lý do kỹ thuật, phải tới năm 2000, Thẩm Dương mới có thể sản xuất chúng hàng loạt. Tới năm 2002, hoàn thành 48 chiếc, từ 2002-2003 được thêm 48 chiếc nữa. Tổng cộng 105 chiếc J-11 được hoàn thành, Trung Quốc đã không sử dụng tối đa giấy phép 200 chiếc.
Nguyên nhân: dù Nga đồng ý tăng dần tỉ nội địa hóa cho Trung Quốc nhưng vẫn cự tuyệt chuyển giao bí mật quan trọng nhất là radar và động cơ. Thêm nữa, Su-27SK là tiêm kích chiếm ưu thế trên không mạnh mẽ nhưng lại thiếu khả năng sử dụng các vũ khi đối đất chính xác, chúng dần bị lạc hậu trong điều kiện mới.
Một số J-11 được sử dụng cho quá trình thử nghiệm các thiết bị khác nhau, đặc biệt là radar và động cơ, Trung Quốc muốn chấm dứt sự phụ thuộc vào Nga. Trong hình, chiếc J-11 số 13 lô 0 (sau đánh số lại là 522) đang bay cùng động cơ thử nghiệm Thái Hành Sơn WS-10.
Làm chủ được công nghệ là cơ sở quan trọng để tới năm 2003, Trung Quốc từ chối bản nâng cấp Su-27SKM của Sukhoi vì họ đã tự mình phát triển được một phiên bản mới dựa trên Su-27SK/J-11 mang tên J-11B. Sự xuất hiện của biến thể ngoài giấy phép này là điều Nga không ngờ tới.
J-11B sử dụng khung thân của Su-27SK nhưng các hệ thống động lực, điện tử cho đến vũ khí hoàn toàn do Bắc Kinh tự túc:
Động cơ WS-10A, radar Doppler Ty 1493 theo dõi được 6-8 mục tiêu, tấn công cùng lúc 4 mục tiêu.
Hệ thống kiểm soát bay kỹ thuật số, hệ thống tìm kiếm theo dõi quang điện tử copy loại OEPS-27, hệ thống định vị INS/GPS, màn hình hiển thị đa chức năng MFD, màn hình hiển thị trên kính lái HUD. Trong hình, hệ thống cảnh báo chống tên lửa dùng 2 cảm biến đặt ở đuôi…
J-11B sử dụng tên lửa đối không tầm ngắn PL-8 đầu dò hồng ngoại và tầm trung PL-12 đầu dò radar. Đặc biệt là nó có thể mang các loại vũ khí tấn công mặt đất chính xác như bom dẫn laser LT-2, bom lượn thông minh LS-6, tên lửa chống radar YJ-91, tên lửa đối hạm KD-88.
Sau đó, Trung Quốc tiếp tục bắt tay vào việc sản xuất phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi J-11BS để dần thay thế những máy bay Su-27UBK đã bắt đầu cũ kỹ cũng như phục vụ nhu cầu mới và đang tăng trong không quân.
So sánh về hình dạng bên ngoài giữa J-11BS (trên) và Su-27UBK (dưới)