Chiếc xe tăng hạng nặng đó được gọi là T28. Theo trang Warhistoryonline, ban đầu nó được chỉ định là xe tăng hạng nặng nhưng đến năm 1945 được gọi là pháo tự hành và một năm sau người ta lại thay đổi, gọi nó là xe tăng siêu nặng T28.Xe tăng này được thiết kế để nhằm đối phó với các phòng tuyến gồm pháo đài kết hợp với xe tăng như Siegfried của Đức. Do vậy, xe tăng được trang bị pháo chính có khả năng công phá công sự tốt và thân xe được trang bị lớp giáp rất dày. Như vậy xe tăng vừa có thể công phá các phòng tuyến mà lại có tỉ lệ sống sót cao hơn trước các đợt tấn công của xe tăng Đức.Sự cần thiết phải có một xe tăng tấn công như vậy lần đầu tiên được xác định trong năm 1943. Đến tháng 3/1944, một cuộc họp trong các cơ quan có liên quan của Mỹ đã quyết định chế tạo chiếc xe tăng T28 với số lượng 25 chiếc. Công ty chế tạo ô tô Thái Bình Dương được giao thực hiện thiết kế vào tháng 3/1945.Tuy nhiên mãi đến cuối chiến tranh, thiết kế mới hoàn thành và thân xe đầu tiên được chế tạo là vào tháng 8/1945. Do đó, xe tăng này đã không kịp tham gia chiến đấu.Hai nguyên mẫu của siêu tăng T28 đã được chế tạo và được đem thử nghiệm. Đến năm 1947, một trong hai chiếc này bị hỏng nặng do lửa phát ra từ động cơ trong quá trình thử nghiệm ở Yuma Proving Ground và sau đó được bán phế liệu.Điểm khác biệt của T28 với các loại tăng khác là xe không có tháp pháo mà chỉ có một hầm dùng để đặt một khẩu pháo 105mm. Bởi thế nên pháo bị giới hạn góc độ xoay và góc bắn. Nòng pháo chỉ có thể xoay qua bên trái và bên phải mỗi bên chừng 10 độ. Góc bắn của pháo cũng chỉ trong giới hạn từ 19,5 độ đến – 5 độ.Với sự hạn chế về góc xoay và góc bắn của pháo nên T28 gần với 1 khẩu pháo tự hành hơn là một xe tăng. Đó là lý do mà người ta đã đổi tên nó thành T95 Gun Motor Carriage vào năm 1945.Theo Militaryfactory, toàn bộ xe tăng T28 dài 11 m, rộng 4,39 m và cao 2,84 m. Vũ trang của xe tăng T28 gồm một pháo chính T5E1 cỡ 105mm và một súng máy hạng cỡ 12,7mm. Cơ số đạn mà xe mang theo gồm 62 viên đạn pháo 105mm và 660 viên đạn súng máy. Khi vũ trang đầy đủ, tổng trọng lượng của xe lên tới 95 tấn.Lớp giáp của xe cũng khá dày so với các xe tăng thời đó. Ở chỗ dày nhất, độ dày của giáp lên tới 12 inch (hơn 20 cm). Giáp phía trước thân dày 13 cm, giáp hai bên hông xe dày 6,4 cm. Người ta đánh giá lớp giáp của xe T28 đủ mạnh mẽ để làm các viên đạn 88 mm của các xe tăng Tiger II huyền thoại của Đức bị trượt đi.Tuy thiết kế trọng lượng của xe quá nặng như vậy nhưng động cơ của xe lại không đáp ứng được. Công suất lý thuyết của loại động cơ Ford GAF V-8 là 500 mã lực nhưng kiểm tra thực địa cho thấy T-28 chỉ đạt tốc độ tối đa 13 km/h. Điều đó cũng nói lên rằng T28 không có khả năng làm lực lượng đột kích mũi nhọn trong các chiến dịch.Chiếc T28 không bao giờ đi vào hoạt động nhưng đã được người ta giữ lại để kiểm tra độ bền của các thành phần hoạt động trong một chiếc xe nặng như vậy. Đến tháng 10/1947, Bộ Chiến tranh của Mỹ quyết định ngừng phát triển loại xe này.
Chiếc xe tăng hạng nặng đó được gọi là T28. Theo trang Warhistoryonline, ban đầu nó được chỉ định là xe tăng hạng nặng nhưng đến năm 1945 được gọi là pháo tự hành và một năm sau người ta lại thay đổi, gọi nó là xe tăng siêu nặng T28.
Xe tăng này được thiết kế để nhằm đối phó với các phòng tuyến gồm pháo đài kết hợp với xe tăng như Siegfried của Đức. Do vậy, xe tăng được trang bị pháo chính có khả năng công phá công sự tốt và thân xe được trang bị lớp giáp rất dày. Như vậy xe tăng vừa có thể công phá các phòng tuyến mà lại có tỉ lệ sống sót cao hơn trước các đợt tấn công của xe tăng Đức.
Sự cần thiết phải có một xe tăng tấn công như vậy lần đầu tiên được xác định trong năm 1943. Đến tháng 3/1944, một cuộc họp trong các cơ quan có liên quan của Mỹ đã quyết định chế tạo chiếc xe tăng T28 với số lượng 25 chiếc. Công ty chế tạo ô tô Thái Bình Dương được giao thực hiện thiết kế vào tháng 3/1945.
Tuy nhiên mãi đến cuối chiến tranh, thiết kế mới hoàn thành và thân xe đầu tiên được chế tạo là vào tháng 8/1945. Do đó, xe tăng này đã không kịp tham gia chiến đấu.
Hai nguyên mẫu của siêu tăng T28 đã được chế tạo và được đem thử nghiệm. Đến năm 1947, một trong hai chiếc này bị hỏng nặng do lửa phát ra từ động cơ trong quá trình thử nghiệm ở Yuma Proving Ground và sau đó được bán phế liệu.
Điểm khác biệt của T28 với các loại tăng khác là xe không có tháp pháo mà chỉ có một hầm dùng để đặt một khẩu pháo 105mm. Bởi thế nên pháo bị giới hạn góc độ xoay và góc bắn. Nòng pháo chỉ có thể xoay qua bên trái và bên phải mỗi bên chừng 10 độ. Góc bắn của pháo cũng chỉ trong giới hạn từ 19,5 độ đến – 5 độ.
Với sự hạn chế về góc xoay và góc bắn của pháo nên T28 gần với 1 khẩu pháo tự hành hơn là một xe tăng. Đó là lý do mà người ta đã đổi tên nó thành T95 Gun Motor Carriage vào năm 1945.
Theo Militaryfactory, toàn bộ xe tăng T28 dài 11 m, rộng 4,39 m và cao 2,84 m. Vũ trang của xe tăng T28 gồm một pháo chính T5E1 cỡ 105mm và một súng máy hạng cỡ 12,7mm. Cơ số đạn mà xe mang theo gồm 62 viên đạn pháo 105mm và 660 viên đạn súng máy. Khi vũ trang đầy đủ, tổng trọng lượng của xe lên tới 95 tấn.
Lớp giáp của xe cũng khá dày so với các xe tăng thời đó. Ở chỗ dày nhất, độ dày của giáp lên tới 12 inch (hơn 20 cm). Giáp phía trước thân dày 13 cm, giáp hai bên hông xe dày 6,4 cm. Người ta đánh giá lớp giáp của xe T28 đủ mạnh mẽ để làm các viên đạn 88 mm của các xe tăng Tiger II huyền thoại của Đức bị trượt đi.
Tuy thiết kế trọng lượng của xe quá nặng như vậy nhưng động cơ của xe lại không đáp ứng được. Công suất lý thuyết của loại động cơ Ford GAF V-8 là 500 mã lực nhưng kiểm tra thực địa cho thấy T-28 chỉ đạt tốc độ tối đa 13 km/h. Điều đó cũng nói lên rằng T28 không có khả năng làm lực lượng đột kích mũi nhọn trong các chiến dịch.
Chiếc T28 không bao giờ đi vào hoạt động nhưng đã được người ta giữ lại để kiểm tra độ bền của các thành phần hoạt động trong một chiếc xe nặng như vậy. Đến tháng 10/1947, Bộ Chiến tranh của Mỹ quyết định ngừng phát triển loại xe này.