Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng xe tăng góp phần quan trọng trong chiến thắng chung của Hồng quân Liên Xô trước quân đội phát xít. Khi nhắc tới các loại tăng trong CTTG 2, người ta có lẽ thường nhớ ngay tới xe tăng T-34 huyền thoại. Tuy nhiên, ngoài T-34, Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn 1941-1945 còn sử dụng nhiều loại tăng khác. Hãy cùng tìm hiểu những gương mặt ít được nhắc tới này.Xe tăng bộ binh hạng nhẹ T-26 được sản xuất từ đầu những năm 1930 dựa trên mẫu tăng Vickers của Anh. Khoảng 10.300 chiếc được sản xuất, tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2 như trận Moscow 1941-1942; trận Stalingrad, Caucasus 1942-1943; và tham gia đội hình tăng trong trận chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật tháng 8/1945. T-26 nặng 9,6 tấn, giáp dày 6-15mm, trang bị pháo chống tăng 45mm 20K với 122 viên đạn.Dòng tăng hạng nhẹ BT (gồm BT-2, BT-5 và BT-7) được sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 7.000-8.000 chiếc. Các mẫu tăng này có trọng lượng từ 11-14 tấn, trang bị pháo chống tăng 37mm hoặc 45mm. Dòng tăng BT sử dụng trong hầu hết các cuộc chiến tranh giai đoạn những năm 1930 và hầu hết các trận chiến Chiến tranh Thế giới thứ 2.Xe tăng hạng trung T-28 do Liên Xô sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 503 chiếc. Đây được xem là một trong những mẫu tăng hạng trung đầu tiên trên thế giới, và cũng là một trong những mẫu tăng đa tháp pháo số ít trên thế giới. T-28 có trọng lượng 28 tấn, bọc giáp dày 18-25mm, được trang bị 3 tháp pháo gồm: tháp pháo lớn gắn pháo 76,2mm và 2 tháp pháo nhỏ gắn súng 7,62mm. Khoảng 411 chiếc T-28 tham chiến chống lại quân phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, nhưng đa số chúng bị bắn hỏng hoặc hư hỏng. Cuối năm 1941, chỉ còn lại một số rất ít T-28 còn dùng trong Hồng quân.Xe tăng đa tháp pháo hạng nặng T-35 được sản xuất từ 1933-1938 với tổng cộng 61 chiếc. Mẫu tăng có trọng lượng 45 tấn, bọc giáp dày 20-40mm, hỏa lực có một pháo 76,2mm, 2 pháo 45mm 20K và 5 súng máy 7,62mm. Từng được xem là biểu tượng sức mạnh của Hồng quân Liên Xô, nhưng tính cơ động không cao, cơ cấu máy không đáng tin cậy đã khiến cho gần như toàn bộ T-35 bị mất vào tháng 6/1941.Xe tăng trinh sát T-60 được sản xuất trong giai đoạn 1941-1942 với tổng cộng 6.292 chiếc. T-60 nặng 5,8 tấn, bọc giáp 17-26mm, trang bị pháo 20mm và đại liên 7,62mm. Mẫu tăng này tham gia hầu hết các trận đánh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.Xe tăng hạng nhẹ T-70 được thiết kế cho vai trò trinh sát và yểm trợ bộ binh, tổng cộng 8.226 chiếc được chế tạo từ 1942-1943. T-70 nặng 9,2 tấn, bọc giáp dày 10-60mm, trang bị pháo 45mm và đại liên 7,62mm. T-70 tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2, và lập không ít công trạng, thậm chí nó còn tiêu diệt được tăng hạng trung của Đức. Ví dụ, trận ngày 6/7/1943, chiếc T-70 thuộc lữ đoàn 49 đã phá hủy 4 chiếc tăng hạng trung Panzer và Panther. Hay trận ngày 26/3/1944, T-70 đã hạ gục một chiếc Panther bằng phát đạn APCR ở cự ly 150-200m.Xe tăng hạng trung T-34 là một trong những thiết kế tốt nhất trong lịch sử phát triển tăng Liên Xô, và cũng được xem là thiết kế phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, cơ động, hỏa lực, độ tin cậy và khả năng bảo trì xe. Được sản xuất từ 1940-1958, khoảng 84.000 chiếc T-34 gồm nhiều biến thể đã được sản xuất.Cơ bản thì T-34 gồm 2 thế hệ chính: thứ nhất là T-34-76 được trang bị pháo chính F-34 cỡ 76,2mm (trong ảnh) và thứ 2 là T-34-85 trang bị pháo chính 85mm ZiS-S-53. Xe được bọc giáp dày từ 57-81mm tùy từng phần, tốc độ đạt 53km/h.T-34 tham gia hầu hết các trận chiến lớn nhỏ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó trực tiếp đối đầu với mọi loại tăng hạng trung - hạng nặng của quân phát xít Đức. Có thể nói, đây là một trong những vũ khí mang tính ảnh hưởng lớn nhất với chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.Xe tăng hạng nặng KV-1 là một trong những thế hệ tăng hạng nặng thành công nhất của Liên Xô. Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh thế giới, với khẩu pháo 76,2mm, nó có thể dễ dàng thổi bay các xe tăng hạng trung Panzer III-IV của Đức. Trong khi đó, đối thủ khó có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 40-90mm của KV-1. Trong suốt cuộc CTTG 2, khoảng 500 chiếc KV-1 tham chiến trong đội hình hơn 22.000 tăng của Hồng quân.Xe tăng hạng nặng KV-2 được sản xuất cùng thời điểm với KV-1, trang bị tháp pháo đồ sộ với nòng pháo "khủng" M-10 152mm. Dù đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.Xe tăng hạng nặng IS-2 là thiết kế tăng hạng nặng giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới 2, được đặt theo tên nhà lãnh đạo Iosif Stalin. Thiết kế tăng này có vỏ giáp rất giày chống đạn pháo 88mm, và trang bị khẩu pháo 122mm mạnh hơn để xuyên thủng tăng hạng nặng Tiger của Đức. Khoảng 3.854 chiếc IS-2 được sản xuất trong giai đoạn 1943-1945, lần đầu tham chiến vào mùa xuân năm 1944 khi mọi việc đã ngã ngũ. Chính vì vậy, IS-2 không thể hiện được nhiều.Xe tăng hạng nặng IS-3 là một trong những thiết kế đáng nhớ nhất trong dòng tăng IS, tổng cộng 2.311 chiếc được sản xuất từ 1945-1947. IS-3 nặng 46,5 tấn, trang bị pháo chính D-25T 122mm với 28 viên đạn đủ sức xuyên thủng mọi tăng Đức. Đáng tiệc, nó được sản xuất khi mà mọi thứ đã ngã ngũ nên không có cơ hội thể hiện sức mạnh. IS-3 xuất hiện công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh chiến thắng của quân đồng minh ở Berlin tháng 9/1945.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, lực lượng xe tăng góp phần quan trọng trong chiến thắng chung của Hồng quân Liên Xô trước quân đội phát xít. Khi nhắc tới các loại tăng trong CTTG 2, người ta có lẽ thường nhớ ngay tới xe tăng T-34 huyền thoại. Tuy nhiên, ngoài T-34, Hồng quân Liên Xô trong giai đoạn 1941-1945 còn sử dụng nhiều loại tăng khác. Hãy cùng tìm hiểu những gương mặt ít được nhắc tới này.
Xe tăng bộ binh hạng nhẹ T-26 được sản xuất từ đầu những năm 1930 dựa trên mẫu tăng Vickers của Anh. Khoảng 10.300 chiếc được sản xuất, tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2 như trận Moscow 1941-1942; trận Stalingrad, Caucasus 1942-1943; và tham gia đội hình tăng trong trận chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật tháng 8/1945. T-26 nặng 9,6 tấn, giáp dày 6-15mm, trang bị pháo chống tăng 45mm 20K với 122 viên đạn.
Dòng tăng hạng nhẹ BT (gồm BT-2, BT-5 và BT-7) được sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 7.000-8.000 chiếc. Các mẫu tăng này có trọng lượng từ 11-14 tấn, trang bị pháo chống tăng 37mm hoặc 45mm. Dòng tăng BT sử dụng trong hầu hết các cuộc chiến tranh giai đoạn những năm 1930 và hầu hết các trận chiến Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe tăng hạng trung T-28 do Liên Xô sản xuất từ năm 1932-1941 với tổng cộng 503 chiếc. Đây được xem là một trong những mẫu tăng hạng trung đầu tiên trên thế giới, và cũng là một trong những mẫu tăng đa tháp pháo số ít trên thế giới. T-28 có trọng lượng 28 tấn, bọc giáp dày 18-25mm, được trang bị 3 tháp pháo gồm: tháp pháo lớn gắn pháo 76,2mm và 2 tháp pháo nhỏ gắn súng 7,62mm. Khoảng 411 chiếc T-28 tham chiến chống lại quân phát xít Đức xâm lược Liên Xô vào tháng 6/1941, nhưng đa số chúng bị bắn hỏng hoặc hư hỏng. Cuối năm 1941, chỉ còn lại một số rất ít T-28 còn dùng trong Hồng quân.
Xe tăng đa tháp pháo hạng nặng T-35 được sản xuất từ 1933-1938 với tổng cộng 61 chiếc. Mẫu tăng có trọng lượng 45 tấn, bọc giáp dày 20-40mm, hỏa lực có một pháo 76,2mm, 2 pháo 45mm 20K và 5 súng máy 7,62mm. Từng được xem là biểu tượng sức mạnh của Hồng quân Liên Xô, nhưng tính cơ động không cao, cơ cấu máy không đáng tin cậy đã khiến cho gần như toàn bộ T-35 bị mất vào tháng 6/1941.
Xe tăng trinh sát T-60 được sản xuất trong giai đoạn 1941-1942 với tổng cộng 6.292 chiếc. T-60 nặng 5,8 tấn, bọc giáp 17-26mm, trang bị pháo 20mm và đại liên 7,62mm. Mẫu tăng này tham gia hầu hết các trận đánh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Xe tăng hạng nhẹ T-70 được thiết kế cho vai trò trinh sát và yểm trợ bộ binh, tổng cộng 8.226 chiếc được chế tạo từ 1942-1943. T-70 nặng 9,2 tấn, bọc giáp dày 10-60mm, trang bị pháo 45mm và đại liên 7,62mm. T-70 tham gia nhiều trận đánh trong CTTG 2, và lập không ít công trạng, thậm chí nó còn tiêu diệt được tăng hạng trung của Đức. Ví dụ, trận ngày 6/7/1943, chiếc T-70 thuộc lữ đoàn 49 đã phá hủy 4 chiếc tăng hạng trung Panzer và Panther. Hay trận ngày 26/3/1944, T-70 đã hạ gục một chiếc Panther bằng phát đạn APCR ở cự ly 150-200m.
Xe tăng hạng trung T-34 là một trong những thiết kế tốt nhất trong lịch sử phát triển tăng Liên Xô, và cũng được xem là thiết kế phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, cơ động, hỏa lực, độ tin cậy và khả năng bảo trì xe. Được sản xuất từ 1940-1958, khoảng 84.000 chiếc T-34 gồm nhiều biến thể đã được sản xuất.
Cơ bản thì T-34 gồm 2 thế hệ chính: thứ nhất là T-34-76 được trang bị pháo chính F-34 cỡ 76,2mm (trong ảnh) và thứ 2 là T-34-85 trang bị pháo chính 85mm ZiS-S-53. Xe được bọc giáp dày từ 57-81mm tùy từng phần, tốc độ đạt 53km/h.
T-34 tham gia hầu hết các trận chiến lớn nhỏ trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, nó trực tiếp đối đầu với mọi loại tăng hạng trung - hạng nặng của quân phát xít Đức. Có thể nói, đây là một trong những vũ khí mang tính ảnh hưởng lớn nhất với chiến thắng của Hồng quân Liên Xô.
Xe tăng hạng nặng KV-1 là một trong những thế hệ tăng hạng nặng thành công nhất của Liên Xô. Thời kỳ đầu cuộc chiến tranh thế giới, với khẩu pháo 76,2mm, nó có thể dễ dàng thổi bay các xe tăng hạng trung Panzer III-IV của Đức. Trong khi đó, đối thủ khó có khả năng xuyên thủng lớp giáp dày 40-90mm của KV-1. Trong suốt cuộc CTTG 2, khoảng 500 chiếc KV-1 tham chiến trong đội hình hơn 22.000 tăng của Hồng quân.
Xe tăng hạng nặng KV-2 được sản xuất cùng thời điểm với KV-1, trang bị tháp pháo đồ sộ với nòng pháo "khủng" M-10 152mm. Dù đạn pháo 152mm không phải là đạn xuyên giáp chống tăng, mà là đạn nổ chống công sự. Tuy nhiên với khối lượng lên đến 51kg, đạn pháo mang theo lượng thuốc nổ lớn đủ sức thổi bay tháp pháo xe tăng địch, và thực tế đã chứng minh điều này: Rất nhiều xe tăng của Đức Quốc xã đã bị xe tăng hạng nặng KV-2 tiêu diệt, đặc biệt là trong những ngày đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Xe tăng hạng nặng IS-2 là thiết kế tăng hạng nặng giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới 2, được đặt theo tên nhà lãnh đạo Iosif Stalin. Thiết kế tăng này có vỏ giáp rất giày chống đạn pháo 88mm, và trang bị khẩu pháo 122mm mạnh hơn để xuyên thủng tăng hạng nặng Tiger của Đức. Khoảng 3.854 chiếc IS-2 được sản xuất trong giai đoạn 1943-1945, lần đầu tham chiến vào mùa xuân năm 1944 khi mọi việc đã ngã ngũ. Chính vì vậy, IS-2 không thể hiện được nhiều.
Xe tăng hạng nặng IS-3 là một trong những thiết kế đáng nhớ nhất trong dòng tăng IS, tổng cộng 2.311 chiếc được sản xuất từ 1945-1947. IS-3 nặng 46,5 tấn, trang bị pháo chính D-25T 122mm với 28 viên đạn đủ sức xuyên thủng mọi tăng Đức. Đáng tiệc, nó được sản xuất khi mà mọi thứ đã ngã ngũ nên không có cơ hội thể hiện sức mạnh. IS-3 xuất hiện công khai lần đầu trong cuộc duyệt binh chiến thắng của quân đồng minh ở Berlin tháng 9/1945.