Hải quân Hoàng gia Malaysia được thành lập vào này 27/4/1934 bởi chính quyền thực dân Anh nhằm bảo vệ bán đảo Mã Lai trước mối đe dọa từ Nhật Bản. Ngày 18/1/1935, Hải quân Hoàng gia Malaysia nhận được chiếc tàu chiến đầu tiên thuộc lớp Acacia.
Chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra, Hải quân Hoàng gia Malaysia đã tham chiến cùng lực lượng đồng minh tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, những khó khăn về kinh tế sau chiến tranh đã khiến Hải quân Malaysia bị giải thể.
Hải quân Hoàng gia Malaysia được thành lập trở lại vào ngày 24/12/1948 trong cuộc nội chiến Malaysia.
Lực lượng “ít nhưng mạnh”
Trang thiết bị của Hải quân Malaysia chủ yếu có nguồn gốc từ Hải quân Hoàng gia Anh. Hải quân Hoàng gia Malaysia nhận được chiếc tàu khu trục đầu tiên lớp Loch vào năm 1966.
Vào những năm 1970, Malaysia bắt đầu mua lại một số tàu khu trục nhỏ đã qua sử dụng của Hải quân Hoàng gia Anh.
Tàu khu trục nhỏ lớp KD Hang Tuah trở thành chiếc tàu khu trục thứ 2 được vận hành bởi Hải quân Hoàng gia Malaysia và trở thành soái hạm của hải quân nước này trong những năm 1970-1980.
|
Khinh hạm hiện đại nhất Malaysia lớp Lekiu. |
Vào những năm 1980, Hải quân Hoàng gia Malaysia bắt tay vào quá trình hiện đại hóa hạm đội tàu chiến của mình. Họ đã mua 4 tàu hộ tống lớp Laksamana từ Italia. Tàu có lượng giãn nước 675 tấn, vũ khí bao gồm: 1 pháo hạm 76mm; 1 cặp pháo phòng không 40mm; 4 ống phóng tên lửa đối không tầm trung Aspide; 6 tên lửa chống hạm Otomat II có tầm bắn tới 180km.
Năm 1984, hải quân nước này tiếp nhận thêm 2 tàu hộ tống lớp Kasturi do Đức sản xuất. Tàu có lượng giãn nước 1.690 tấn, vũ khí gồm pháo và tên lửa chống tàu ngầm ngắn.
Tàu chiến hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Malaysia là khinh hạm lớp Lekiu. Tàu được đóng dựa trên tàu khu trục nhỏ F2000 của Hải quân Hoàng gia Anh.
Hai tàu đã được chuyển giao năm 2009, mang tên là F29 KD Jebat, F30 KD Lekiu đang phục vụ tại hải đội số 23. Tàu khu trục nhỏ lớp Lekiu có lượng giãn nước .2300 tấn, vũ khí hiện đại, mạnh mẽ.
Điểm nổi bật của loại tàu chiến này là hệ thống điện tử rất hiện đại. Hệ thống dữ liệu chiến đấu tích hợp Alenia Marconi Nautis II được đánh giá là có "1-0-2" ở khu vực Đông Nam Á.
Hạm đội tàu chiến Malaysia đang sở hữu 2 tàu ngầm điện - diesel lớp Scorpene hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á được đưa vào biên chế từ năm 2009. Lớp Scorpene được đánh giá là một trong những tàu ngầm điện - diesel chạy êm nhất thế giới hiện nay.
|
Tàu ngầm tấn công Scorpene được nước này mua của Pháp. |
Tham vọng dở dang
Bước vào thế kỷ 21, Hải quân Hoàng gia Malaysia có khá nhiều kế hoạch lớn trong tham vọng đưa hải quân nước này thành lực lượng hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Một trong những kế hoạch “đình đám” đó là chương trình mua sắm 27 tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah một dự án hợp tác chế tạo giữa Đức và Malaysia.
Tuy nhiên, do những khó khăn về kinh phí cũng như sự không thống nhất về nhà thầu chính nên chỉ có 6 chiếc được lên kế hoạch, 5 chiếc đã đi vào hoạt động.
Dự án mua sắm tàu khu trục lớp Lekiu thế hệ 2, tàu được thừa hưởng một số công nghệ hiện đại từ tàu khu trục phòng không Type 45 của Hải quân Hoàng gia Anh. Khi hoàn thành, đây sẽ là những chiếc tàu khu trục có khả năng phòng không hạm đội đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, tham vọng to lớn này của Hải quân Hoàng gia đã bị hủy bỏ do thiếu kinh phí. Thay vào đó, hải quân nước này đã ký hợp đồng mua 6 tàu chiến ven bờ lớp Gowind do Pháp chế tạo, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2017.
Mặc dù có lịch sử hình thành khá lâu đời, nhưng năng lực tác chiến trong các trận đánh mà lực lượng này tham gia chủ yếu dựa vào sự điều hành của Hải quân Hoàng gia Anh. Chịu nhiều ảnh hưởng từ đường lối phát triển và phương châm tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh. Tuy nhiên, sự hạn chế về trang thiết bị chưa cho phép họ phát huy tối đa đường lối tác chiến này.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: