Giữa những năm 1960, khi Hải quân Ấn Độ bắt đầu đưa vào trang bị các loại thiết bị quân sự từ của Liên Xô, không có bất cứ ai trong lực lượng này biết tiếng Nga.
Tuy nhiên, điều này đã thay đổi chỉ trong thời gian ngắn khi Ấn Độ đẩy mạnh hơn nữa việc mua các loại vũ khí từ Moscow trong đó có cả tàu chiến. Đến đầu những năm 1970 đã có hàng chục lượt học viên Ấn Độ trải qua quá trình huấn luyện hải quân tại thành phố Vladivostok, Nga và cũng là nơi đồn trú của Hạm đội Thái Bình Dương.
Đa phần các học viên của Ấn Độ lúc đó đều là thủy thủ thuộc liên đội tàu tên lửa số 25 - đóng quân tại thành phố cảng Mumbai. Liên đội này được trang bị các tàu tên lửa lớp OSA - một trong những tàu tấn công hiện đại nhất của Liên Xô lúc đó với các tên lửa chống hạm P-15 Termit. Và sự đầu tư của Hải quân Ấn Độ đã nhanh chóng được đền đáp với hàng loạt thắng lợi trong các chiến dịch quân sự trên biển vào năm 1971.
|
Việc chuyển sang sử dụng các tàu chiến do Liên Xô chế tạo đã tạo tính bước ngoặt giúp Ấn Độ dành được chiến thắng vào năm 1971. |
Khi Quân đội Pakistan bắt đầu đàn áp phong trào đòi độc lập của Bangladesh vào đầu những năm 1970, vốn là một phần của Pakistan sau khi Ấn Độ được chia cắt lại vào năm 1947 buộc hơn 10 triệu người phải sang Ấn Độ tị nạn. Và một cuộc chiến giữa New Delhi và Islamabad chỉ còn là vấn đề thời gian.
Vào mùa hè năm 1971, Thủ tướng Ấn Độ khi đó là Indira Gandhi đã tiến hành một cuộc họp bất thường với các bộ trưởng chủ chốt của chính phủ nước này để chuẩn bị cho cuộc chiến đang cận kề. Trong cuộc họp này, Đô đốc SM Nanda - một trong những tư lệnh của Hải quân Ấn Độ đã đề xuất kế hoạch tấn công phủ đầu vào thành phố cảng Karachi của Pakistan với mục tiêu chính là các kho dự trữ dầu chiến lược. Từ lâu Karachi đã được biết tới là thương cảng chính của Islamabad khi thành phố này bị tấn công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của Pakistan.
Điều này xuất phát từ việc một cuộc chiến tranh tổng lực trên bộ giữa hai nước chắc chắn sẽ không thể kéo dài, do đó Hải quân Ấn Độ quyết định tấn công trước vào Karachi ngay từ khi cuộc chiến chưa nổ ra. Và sự thành công hay thất bại của kế hoạch này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cục diện chiến trường sau đó.
|
Cuộc chiến dành độc lập của Bangladesh đã tác động không nhỏ đến mối quan hệ đã vốn đầy thù địch giữa Ấn Độ và Pakistan. |
Chiến tranh nổ ra
Tuy nhiên Pakistan mới là phía hành động trước, tối ngày 3/12/1971 máy bay chiến đấu của Không quân Pakistan tiến hành tấn công các sân bay của Ấn Độ. Và để trả đũa Hải quân Ấn Độ quyết định tấn công Karachi vào tối 4/12/1971. Để gây thiệt hại tối đa cho Pakistan Quân đội Ấn Độ đã điều động cả lực lượng không quân trong chiến dịch quân sự này.
Hệ thống phòng thủ bờ biển của Pakistan tại Karachi được trang bị pháo 152mm, còn các tàu khu trục của Hải quân Ấn Độ chỉ được trang bị pháo 100mm nên chúng không phù hợp để tấn công thành phố cảng này.
Do đó Hải quân Ấn Độ đã quyết định sử dụng các tàu tấn công tên lửa lớp OSA của Nga với các tên lửa P-15 để thực hiện nhiệm vụ nguy hiểm này. Tuy nhiên, do OSA chỉ là lớp tàu tuần tra và bảo vệ bờ biển không có khả năng thực hiện các chuyến hải trình xa nên Ấn Độ đã bí mật di chuyển các tàu này từ Mumbai đến Porbandar khu vực bến cảng có vị trí gần Karachi hơn.
Các tàu hộ vệ lớp Petya của Hải quân Ấn Độ cũng di chuyển theo biên đội tàu tên lửa OSA nhưng với tốc độ chậm hơn và đóng quân tại địa điểm không cách xa quá Porbandar. Trong khi đó trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân Ấn Độ liên tục tiếp nhận các thông tin tình báo từ Pakistan và từ đó đưa ra các kế hoạch tấn công phù hợp cho biên đội tàu chiến đang tiến về Karachi.
|
Nếu chiến dịch quân sự tại Karachi thành công Ấn Độ sẽ tạo ra sức ép rất lớn đối với Pakistan ở trên biển và cả trên đất liền. |
Việc giữ bí mật các tần số liên lạc vô tuyến trong chiến dịch quân sự này khá quan trọng đối với Hải quân Ấn Độ nhất là khi các tàu chiến của nước này tập kết tại các cảng hải quân vào ban đêm. Ngoài ra, Pakistan sở hữu một trạm radar giám sát và do thám tiên tiến do Mỹ xây dựng một phần trong hiệp ước phòng thủ chung giữa hai nước này, nếu nó phát hiện ra các tàu Ấn Độ yếu tố bất ngờ sẽ không còn.
Lợi thế về ngôn ngữ
Các khóa học và huấn luyện tại Nga đã vô tình tạo ra lợi thế bất ngờ cho Hải quân Ấn Độ khi các thủy thủ trên biên đội tàu chiến Ấn Độ sử dụng tiếng Nga trong suốt quá trình tiến đến Karachi. Thậm chí việc tiếng Nga còn được sử dụng để liên lạc giữa Sở chỉ huy hải quân ở Mumbai và cả trong lực lượng Không quân Ấn Độ.
Điều này vô hình chung đã đánh lừa được mạng lưới tình báo của Pakistan trước khi chiến dịch quân sự tấn công vào Karachi được bắt đầu. Islamabad không thể tiếp cận được với hệ thống liên lạc vô tuyến cũng như không thể nghe lén được các tần số liên lạc vô tuyến mà Hải quân Ấn Độ sử dụng.
|
Đêm ngày 4/12/1971 thành phố cảng Karachi của Pakistan biến thành một ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả Nam Á. |
Trong thực tế, tình báo phía Pakistan tin rằng các tần số liên lạc nói tiếng Nga trên là từ các hạm đội của Hải quân Nga đang đóng tại phía nam biển Ả Rập, và họ nghĩ rằng người Nga đang di chuyển các tàu chiến của mình để đối phó với việc Hải quân Mỹ xuất hiện trong khu vực.
Đêm ngày 4/12/1971, các tàu tấn công tên lửa lớp OSA của Ấn Độ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với hai đợt tấn công liên tục vào Karachi. Máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ sau khi hoàn thành các đợt không kích của mình trên đường trở về căn cứ ở Masroor đã mô tả lại rằng ngọn lửa ở Karachi trong đêm hôm đó đã thắp sáng cả Nam Á. Thậm chí đám cháy ở thành phố cảng này còn được nhìn thấy từ tàu nghiên cứu không gian của Mỹ.
Sự thay đổi lớn trong mối quan hệ Nga-Ấn
Trong quyển “Sự lên ngôi của Hải quân Ấn Độ: giai đoạn 1976-1990” cựu Phó Đô đốc GM Hiranandani Hải quân Ấn Độ viết rằng, mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Hải quân Ấn Độ và Liên Xô mà sau này là Nga diễn ra khá chậm một phần do thủy thủ và sĩ quan Ấn Độ không biết tiếng Nga trong khi đó các chuyên gia quân sự Liên Xô lại thường giữ bí mật về các thiết bị quân sự của mình.
"Những yếu tố rào cản này phải được giải quyết để Hải quân Ấn Độ có thể tiếp cận được với các công nghệ và quy trình mới từ Liên Xô, và sau vụ tấn công vào cảng Karachi vào năm 1971 mối quan hệ hợp tác quân sự Ấn Độ - Liên Xô có sự thay đổi rõ rệt thậm chí là theo cấp số nhân.”, Hiranandani viết.
|
Sau những năm 1970 Hải quân Ấn Độ không ngừng lớn mạnh và trở thành một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới với sự giúp đỡ rất lớn từ Liên Xô và Nga sau này. |
Sự vận dụng sáng tạo của Hải quân Ấn Độ trên các tàu tên lửa của Liên Xô trong các cuộc tấn công vào Karachi đã đẩy mối quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới. Phía Liên Xô dần cởi mở hơn trong các hợp đồng mua bán vũ khí với Ấn Độ với hàng loạt vũ khí mới Hải quân Ấn Độ dần trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất khu vực Nam Á.
Các tàu chiến và tàu ngầm của Hải quân Ấn Độ mua lại từ Liên Xô vốn được thiết kế cho Hải quân Liên Xô hoạt động tại các vùng có khí hậu khô và lạnh và nồng độ mặn nước biển thấp. Nhưng chúng lại khó có thể hoạt động liên tục tại các khu vực nhiệt đới khí hậu nóng ẩm và độ mặn của nước biển cao.
Nhưng nhờ sự cải thiện trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Nga cũng như trao đổi qua lại giữa kỹ sư hai nước các vấn đề trên dần được giải quyết, các mẫu tàu chiến của Liên Xô đều được cải tiến trước khi chuyển giao cho Ấn Độ. Điều này đã chỉ ra rằng nguồn nhân lực tương đồng là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ như hiện nay giữa New Delhi và Moscow.