Theo Warhistoryonline, trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Nhật Bản đã bỏ lỡ cơ hội phá hủy các cơ sở dự trữ dầu gần cảng và các xưởng đóng tàu. Vì vậy họ thực hiện chiến dịch K nhằm làm gián đoạn hoạt động sửa chữa và cứu hộ của Hải quân Mỹ sau trận Trân Châu Cảng.Theo Wikipedia, việc lập kế hoạch Chiến dịch K bắt đầu vài tuần sau trận Trân Châu Cảng. Các chỉ huy tối cao của Hải quân Đế quốc Nhật muốn tận dụng lợi thế tính năng của các tàu bay Kawanishi H8K. Mỗi chiếc H8K có thể hoạt động liên tục 24 giờ và mang được 8 quả bom loại 550 lb (250 kg).Những chiếc máy bay này có trọng lượng cất cánh lên tới 32.500 kg và sải cánh dài 38m. Nó có 4 động cơ công suất 1850 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 296mph (gần 500 km/h). Mỗi phi hành đoàn có 10 người. Chiếc máy bay được các phi công Đồng minh gọi là “con nhím bay” vì nó có tới 10 súng máy với hỏa lực tương đương như các pháo 20mm.Mục tiêu ban đầu của chiến dịch định đánh bom California và Texas đã được thảo luận nhưng sau đó Nhật muốn ưu tiên cập nhật thông tin về tiến độ sửa chữa của Hải quân Mỹ sau thiệt hại ở Trân Châu Cảng nhằm đánh giá khả năng sức mạnh của Mỹ trong các tháng tới.Ban đầu các chỉ huy cao cấp của Hải quân Nhật Bản yêu cầu sử dụng 5 máy bay H8K. Các máy bay sẽ bay đến đảo French Frigate Shoals – hòn đảo san hô lớn nhất ở cực tây bắc của quần đảo Hawaii. Ở đây chúng được tiếp nhiên liệu từ tàu ngầm trước khi đến Trân Châu Cảng. Nhiều cuộc tấn công sẽ được thực hiện nếu cuộc tấn công đầu tiên thành công.Tuy nhiên, vào ngày thực hiện nhiệm vụ (4/3), chỉ có 2 chiếc H8K sẵn sàng. Chiếc đầu tiên do Trung úy Hisao Hashizume chỉ huy còn chiếc thứ hai do Shosuke Sasao chỉ huy. Đầu tiên các máy bay nạp 4 quả bom loại 250 kg và cất cánh từ Wojte Atoll thuộc quần đảo Marshall. Từ đây bay hơn 3.000 km đến đảo Shoals và sau khi tiếp nhiên liệu bay tiếp 900 km nữa để đánh Trân Châu Cảng.Nhiệm vụ đầu tiên là ném bom bến tàu “Ten-Ten” nơi Hải quân Mỹ đang nỗ lực sửa chữa các tàu hỏng. Sở dĩ bến này được đặt tên như vậy vì nó có chiều dài 1010 feet (310m). Các H8K định ném bom sau lúc nửa đêm nhưng do thời tiết xấu nên đã bị cản trở.Khi các máy bay Nhật xuất hiện, chúng đã bị mạng radar cảnh báo của Mỹ phát hiện. Các radar này đã ở tình trạng báo động cao liên tục 12 tuần kể từ sau trận Trân Châu Cảng. Ngay sau đó đèn báo động bật lên, máy bay chiến lao lên và các xạ thủ phòng không sẵn sàng. Tuy nhiên do đó là một đêm mưa không trăng, các máy bay chiến đấu không bắn rơi được H8K dù có hỗ trợ của radar.Về phần các máy bay H8K, họ đã chuẩn bị trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn đường từ các tàu ngầm I-23, họ sẽ sử dụng ngọn hải đăng ở Kaena làm điểm chuẩn. Chiếc H8K do Hashizume chỉ huy tấn công từ phía Bắc nhưng việc kém thông tin radio dẫn đến chiếc H8K thứ hai rẽ sang đối diện phía Bắc bờ biển Oahu.Trong thời tiết khắc nghiệt, Hashizume chỉ có thể nhìn thấy một số hình ảnh không rõ ràng của hòn đảo. Ông ta đã quyết định bỏ 4 quả bom của mình trên đỉnh Tantalus vào lúc 2h khuya. Những quả bom rơi xuống gần trường Trung học Roosevelt nhưng thiệt hại không đáng kể.Chiếc máy bay của Sasao chỉ huy cũng không khá hơn. Ông ta được cho là đã bỏ 4 quả bom xuống biển trên đường tiếp cận Trân Châu Cảng và trở về đảo Wojte Atoll.Sau trận đánh không thành công ngày 4/3/1942, Nhật còn cho máy bay tiếp tục vài phi vụ nữa nhưng đều không thành công. Theo Wikipedia, một phi vụ được dự kiến vào ngày 6 hoặc 7/3 nhưng đã bị hủy bỏ vì sự chậm trễ sau lần đầu xuất kích và cũng do đội bay kiệt sức.Đến ngày 10/3/1942 Hashizume lại chỉ huy một chuyến bay trinh sát vũ trang thứ hai nhưng lần này máy bay của ông bị những chiếc Brewster F2A Buffalo bắn rơi gần Midway Atoll.Sau đó một phi vụ nữa được dự định cho ngày 30/5 để lấy tin tức tình báo về nơi trú đóng của tàu sân bay Mỹ trước khi trận Midway diễn ra. Tuy nhiên người Mỹ đã nhận thức được đảo san hô French Frigate Shoals là một điểm trung chuyển của máy bay Nhật nên đã tăng cường tuần tra theo lệnh của Đô đốc Chester Nimitz. Tàu ngầm Nhật sau đó phát hiện 2 tàu chiến Mỹ thả neo ở đó nên kế hoạch lại bị hủy. Trong ảnh là tàu USS Califoria ở Trân Châu Cảng.
Theo Warhistoryonline, trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng, Nhật Bản đã bỏ lỡ cơ hội phá hủy các cơ sở dự trữ dầu gần cảng và các xưởng đóng tàu. Vì vậy họ thực hiện chiến dịch K nhằm làm gián đoạn hoạt động sửa chữa và cứu hộ của Hải quân Mỹ sau trận Trân Châu Cảng.
Theo Wikipedia, việc lập kế hoạch Chiến dịch K bắt đầu vài tuần sau trận Trân Châu Cảng. Các chỉ huy tối cao của Hải quân Đế quốc Nhật muốn tận dụng lợi thế tính năng của các tàu bay Kawanishi H8K. Mỗi chiếc H8K có thể hoạt động liên tục 24 giờ và mang được 8 quả bom loại 550 lb (250 kg).
Những chiếc máy bay này có trọng lượng cất cánh lên tới 32.500 kg và sải cánh dài 38m. Nó có 4 động cơ công suất 1850 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 296mph (gần 500 km/h). Mỗi phi hành đoàn có 10 người. Chiếc máy bay được các phi công Đồng minh gọi là “con nhím bay” vì nó có tới 10 súng máy với hỏa lực tương đương như các pháo 20mm.
Mục tiêu ban đầu của chiến dịch định đánh bom California và Texas đã được thảo luận nhưng sau đó Nhật muốn ưu tiên cập nhật thông tin về tiến độ sửa chữa của Hải quân Mỹ sau thiệt hại ở Trân Châu Cảng nhằm đánh giá khả năng sức mạnh của Mỹ trong các tháng tới.
Ban đầu các chỉ huy cao cấp của Hải quân Nhật Bản yêu cầu sử dụng 5 máy bay H8K. Các máy bay sẽ bay đến đảo French Frigate Shoals – hòn đảo san hô lớn nhất ở cực tây bắc của quần đảo Hawaii. Ở đây chúng được tiếp nhiên liệu từ tàu ngầm trước khi đến Trân Châu Cảng. Nhiều cuộc tấn công sẽ được thực hiện nếu cuộc tấn công đầu tiên thành công.
Tuy nhiên, vào ngày thực hiện nhiệm vụ (4/3), chỉ có 2 chiếc H8K sẵn sàng. Chiếc đầu tiên do Trung úy Hisao Hashizume chỉ huy còn chiếc thứ hai do Shosuke Sasao chỉ huy. Đầu tiên các máy bay nạp 4 quả bom loại 250 kg và cất cánh từ Wojte Atoll thuộc quần đảo Marshall. Từ đây bay hơn 3.000 km đến đảo Shoals và sau khi tiếp nhiên liệu bay tiếp 900 km nữa để đánh Trân Châu Cảng.
Nhiệm vụ đầu tiên là ném bom bến tàu “Ten-Ten” nơi Hải quân Mỹ đang nỗ lực sửa chữa các tàu hỏng. Sở dĩ bến này được đặt tên như vậy vì nó có chiều dài 1010 feet (310m). Các H8K định ném bom sau lúc nửa đêm nhưng do thời tiết xấu nên đã bị cản trở.
Khi các máy bay Nhật xuất hiện, chúng đã bị mạng radar cảnh báo của Mỹ phát hiện. Các radar này đã ở tình trạng báo động cao liên tục 12 tuần kể từ sau trận Trân Châu Cảng. Ngay sau đó đèn báo động bật lên, máy bay chiến lao lên và các xạ thủ phòng không sẵn sàng. Tuy nhiên do đó là một đêm mưa không trăng, các máy bay chiến đấu không bắn rơi được H8K dù có hỗ trợ của radar.
Về phần các máy bay H8K, họ đã chuẩn bị trường hợp không có sự hỗ trợ dẫn đường từ các tàu ngầm I-23, họ sẽ sử dụng ngọn hải đăng ở Kaena làm điểm chuẩn. Chiếc H8K do Hashizume chỉ huy tấn công từ phía Bắc nhưng việc kém thông tin radio dẫn đến chiếc H8K thứ hai rẽ sang đối diện phía Bắc bờ biển Oahu.
Trong thời tiết khắc nghiệt, Hashizume chỉ có thể nhìn thấy một số hình ảnh không rõ ràng của hòn đảo. Ông ta đã quyết định bỏ 4 quả bom của mình trên đỉnh Tantalus vào lúc 2h khuya. Những quả bom rơi xuống gần trường Trung học Roosevelt nhưng thiệt hại không đáng kể.
Chiếc máy bay của Sasao chỉ huy cũng không khá hơn. Ông ta được cho là đã bỏ 4 quả bom xuống biển trên đường tiếp cận Trân Châu Cảng và trở về đảo Wojte Atoll.
Sau trận đánh không thành công ngày 4/3/1942, Nhật còn cho máy bay tiếp tục vài phi vụ nữa nhưng đều không thành công. Theo Wikipedia, một phi vụ được dự kiến vào ngày 6 hoặc 7/3 nhưng đã bị hủy bỏ vì sự chậm trễ sau lần đầu xuất kích và cũng do đội bay kiệt sức.
Đến ngày 10/3/1942 Hashizume lại chỉ huy một chuyến bay trinh sát vũ trang thứ hai nhưng lần này máy bay của ông bị những chiếc Brewster F2A Buffalo bắn rơi gần Midway Atoll.
Sau đó một phi vụ nữa được dự định cho ngày 30/5 để lấy tin tức tình báo về nơi trú đóng của tàu sân bay Mỹ trước khi trận Midway diễn ra. Tuy nhiên người Mỹ đã nhận thức được đảo san hô French Frigate Shoals là một điểm trung chuyển của máy bay Nhật nên đã tăng cường tuần tra theo lệnh của Đô đốc Chester Nimitz. Tàu ngầm Nhật sau đó phát hiện 2 tàu chiến Mỹ thả neo ở đó nên kế hoạch lại bị hủy. Trong ảnh là tàu USS Califoria ở Trân Châu Cảng.