Sáng ngày 7/12/1941, một cuộc tấn công do đô đốc Isoroku Yamamotoa lên kế hoạch đã phát động mục tiêu hướng về Trân Châu Cảng. Bức ảnh chụp các thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku đang vẫy chào đợt xuất kích đầu tiên của chiến đấu cơ Nakajima "Kate" Type 97. Máy bay có tốc độ khoảng 360 km/giờ, phạm vi hoạt động hơn 1.000 km, có thể mang theo bom nặng 500 kg hoặc ngư lôi. Chiến đấu cơ Mitsubishi A6M2 "Zero" của Hải quân Nhật Bản xuất kích từ tàu sân bay Akagi để tham gia cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12. Máy bay có tốc độ tối đa hơn 540 km/giờ, phạm vi hoạt động 1.867 km, mang bom 60 kg. Đội tiêm kích cất cánh từ 6 tàu sân bay của Nhật và chia làm hai luồng tấn công. Phi đội máy bay chiến đấu Nhật Bản chuẩn bị xuất phát từ tàu sân bay Shokaku để tấn công Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12. Đây là luồng tấn công thứ hai trong ngày. Máy bay ở hàng đầu là chiến đấu cơ Zero, theo sau là các máy bay ném bom Val 99. Val 99 có tốc độ tối đa khoảng 450 km/giờ, phạm vi hoạt động hơn 1.400 km, khoang chứa có thể chứa bom khối lượng 250 kg.Máy bay chiến đấu Nakajima B5N2 "Kate" rời tàu sân bay Shokaku tiến về Trân Châu Cảng trong chiến dịch ngày 7/12. Luồng tấn công đầu tiên là nhằm vào mục tiêu là những tàu chủ chốt của Mỹ, đợt thứ hai nhằm vào đánh chìm các tàu sân bay, sau đó là các tàu chiến còn lại và các mục tiêu trên mặt đất. Các máy bay ném bom Aichi D3A1 Type 99 xuất phát rời tàu sân bay để tham gia trận chiến ở Trân Châu Cảng ngày 7/12. Trước đó, Nhật Bản đã bố trí đội tàu sân bay chiến lược (gồm 6 tàu Akagi, Kaga, Soryu, Hiryu, Shokaku, và Zuikaku) đến vị trí ở tây bắc quần đảo Hawaii từ ngày 26/11/1941 với ý định triển khai hơn 400 máy bay tấn công Trân Châu Cảng. Máy bay ném bom Aichi D3A Type 99 rời tàu sân bay Akagi của Hải quân hoàng gia Nhật Bản tham gia luồng tấn công thứ 2 ở Trân Châu Cảng ngày 7/12.Máy bay ném bom Val 99 của Nhật Bản thả một quả bom khoảng 250 kg trong trận chiến. Ngoài các mục tiêu là tàu chiến, phi công Nhật Bản nhận lệnh phải tiêu diệt càng nhiều bãi đỗ máy bay mặt đất của Mỹ càng tốt, để tránh khả năng quân đội Mỹ đủ thời gian phản ứng đáp trả, dẫn đến một đụng độ trên không. Trước khi trận chiến bắt đầu, Nhật Bản cũng triển khai hai máy bay do thám để theo dõi hoạt động tại đảo Oahu và Maui, báo cáo về động tĩnh và địa điểm của hạm đội Mỹ. Tuy gây tổn thất to lớn cho quân đội Mỹ, nhưng phía Nhật Bản cũng chịu thiệt hại không nhỏ với 55 phi công và 9 thủy thủ tàu ngầm thiệt mạng trong trận chiến, một người bị bắt sống, 29 máy bay bị bắn hạ và 74 máy bay bị hư hại nặng. Trong ảnh là chiến đấu cơ Zero của Nhật Bản rơi ở căn cứ Fort Kamehameha gần Trân Châu Cảng. Bên trong buồng lái của chiếc Zero rơi ở Fort Kamehameha, đảo Oahu trong trận chiến ngày 7/12. Viên phi công Nhật Bản điều khiển máy bay đã thiệt mạng. Khoảnh khắc lịch sử trong cuộc chiến, khi tàu USS Arizona nổ tung vì trúng bom thả từ máy bay Nhật. Gần một nửa số binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong trận chiến ngày 7/12 là những người có mặt trên tàu Arizona.
Sáng ngày 7/12/1941, một cuộc tấn công do đô đốc Isoroku Yamamotoa lên kế hoạch đã phát động mục tiêu hướng về Trân Châu Cảng. Bức ảnh chụp các thủy thủ trên tàu sân bay Zuikaku đang vẫy chào đợt xuất kích đầu tiên của chiến đấu cơ Nakajima "Kate" Type 97. Máy bay có tốc độ khoảng 360 km/giờ, phạm vi hoạt động hơn 1.000 km, có thể mang theo bom nặng 500 kg hoặc ngư lôi.
Chiến đấu cơ Mitsubishi A6M2 "Zero" của Hải quân Nhật Bản xuất kích từ tàu sân bay Akagi để tham gia cuộc tấn công ở Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12. Máy bay có tốc độ tối đa hơn 540 km/giờ, phạm vi hoạt động 1.867 km, mang bom 60 kg. Đội tiêm kích cất cánh từ 6 tàu sân bay của Nhật và chia làm hai luồng tấn công.
Phi đội máy bay chiến đấu Nhật Bản chuẩn bị xuất phát từ tàu sân bay Shokaku để tấn công Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12. Đây là luồng tấn công thứ hai trong ngày. Máy bay ở hàng đầu là chiến đấu cơ Zero, theo sau là các máy bay ném bom Val 99. Val 99 có tốc độ tối đa khoảng 450 km/giờ, phạm vi hoạt động hơn 1.400 km, khoang chứa có thể chứa bom khối lượng 250 kg.
Máy bay chiến đấu Nakajima B5N2 "Kate" rời tàu sân bay Shokaku tiến về Trân Châu Cảng trong chiến dịch ngày 7/12. Luồng tấn công đầu tiên là nhằm vào mục tiêu là những tàu chủ chốt của Mỹ, đợt thứ hai nhằm vào đánh chìm các tàu sân bay, sau đó là các tàu chiến còn lại và các mục tiêu trên mặt đất.
Các máy bay ném bom Aichi D3A1 Type 99 xuất phát rời tàu sân bay để tham gia trận chiến ở Trân Châu Cảng ngày 7/12. Trước đó, Nhật Bản đã bố trí đội tàu sân bay chiến lược (gồm 6 tàu Akagi, Kaga, Soryu, Hiryu, Shokaku, và Zuikaku) đến vị trí ở tây bắc quần đảo Hawaii từ ngày 26/11/1941 với ý định triển khai hơn 400 máy bay tấn công Trân Châu Cảng.
Máy bay ném bom Aichi D3A Type 99 rời tàu sân bay Akagi của Hải quân hoàng gia Nhật Bản tham gia luồng tấn công thứ 2 ở Trân Châu Cảng ngày 7/12.
Máy bay ném bom Val 99 của Nhật Bản thả một quả bom khoảng 250 kg trong trận chiến.
Ngoài các mục tiêu là tàu chiến, phi công Nhật Bản nhận lệnh phải tiêu diệt càng nhiều bãi đỗ máy bay mặt đất của Mỹ càng tốt, để tránh khả năng quân đội Mỹ đủ thời gian phản ứng đáp trả, dẫn đến một đụng độ trên không.
Trước khi trận chiến bắt đầu, Nhật Bản cũng triển khai hai máy bay do thám để theo dõi hoạt động tại đảo Oahu và Maui, báo cáo về động tĩnh và địa điểm của hạm đội Mỹ.
Tuy gây tổn thất to lớn cho quân đội Mỹ, nhưng phía Nhật Bản cũng chịu thiệt hại không nhỏ với 55 phi công và 9 thủy thủ tàu ngầm thiệt mạng trong trận chiến, một người bị bắt sống, 29 máy bay bị bắn hạ và 74 máy bay bị hư hại nặng. Trong ảnh là chiến đấu cơ Zero của Nhật Bản rơi ở căn cứ Fort Kamehameha gần Trân Châu Cảng.
Bên trong buồng lái của chiếc Zero rơi ở Fort Kamehameha, đảo Oahu trong trận chiến ngày 7/12. Viên phi công Nhật Bản điều khiển máy bay đã thiệt mạng.
Khoảnh khắc lịch sử trong cuộc chiến, khi tàu USS Arizona nổ tung vì trúng bom thả từ máy bay Nhật. Gần một nửa số binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong trận chiến ngày 7/12 là những người có mặt trên tàu Arizona.