S-500 hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của Nga vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, thì đối thủ của nó - Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đã đi vào giai đoạn trang bị hàng loạt. Đây được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.Việc triển khai hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD tại Hàn Quốc khiến Nga và Trung như ngồi trên đống lửa. Mặc dù được tuyên bố là nhắm tới Triều Tiên, thế nhưng với khả năng của THAAD có thể bao phủ miền Đông của Trung Quốc và một phần khu vực Viễn Đông, Liên bang Nga.Chính thức đi vào phục vụ trong biên chế từ năm 2008, cho đến nay THAAD được đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ nhất thế giới. Khác với hệ thống Patriot được trang bị rộng rãi cho các đồng minh, THAAD mới chỉ được trang bị cho quân đội Mỹ.Không phải đơn giản mà Nga - Trung đều đồng thanh lên tiếng phản đối như vậy. Với độ cao đánh chặn lên tới 150km, THAAD có khả năng tiêu diệt nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm xa, tầm trung và tầm thấp - những vũ khí mà Nga-Trung Quốc đang triển khai rộng khắp.Hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD được cấu thành vởi 5 thành tố chính bao gồm: xe trạm nguồn AN/MSQ, xe tháp anten, trung tâm hoạt động chiến thuật TOC, Radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, cùng các xe phóng tên lửa.Trái tim của hệ thống chính là radar 3D tìm kiếm mục tiêu và điều khiển họa lực AN/TPY-2. Đây chính là loại radar mặt đất trang bị cho hệ thống phòng không đánh chặn mạnh nhất hiện nay trên thế giới.Radar này có thể phát hiện hàng trăm mục tiêu lớn nhỏ trên bầu trời ở khoảng cách lên tới 1.000km. Chúng sẽ khóa những mục tiêu nguy hiểm và dẫn đường cho các tên lửa đánh chặn chúng một cách chính xác.Khác với các hệ thống đánh chặn khác, THAAD sử dụng phương thức tiêu diệt mục tiêu bằng phương thức Hit to Kill, tức là truy đuổi và tiêu diệt.Tầm bắn của tên lửa khi diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 250km. Những thử nghiệm cho thấy chúng đã tiêu diệt những mục tiêu này ở khoảng cách khá xa với độ chính xác không tưởng.Chúng không sử dụng đầu nổ mà tên lửa sẽ tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của vụ va chạm. Với phương thức này cho thấy hệ thống THAAD có độ chính xác đến không tưởng.Mặt khác nhờ phương thức tiêu diệt mục tiêu độc nhất vô nhị này mà tên lửa có trọng lượng nhỏ hơn hẳn so với các các đối thủ cùng chủng loại, điều này sẽ cho phép các xe phóng có thể triển khai cùng lúc nhiều đạn dược hơn cho chiến đấu.Mỗi xe phóng có thể trang bị tới 8 tên lửa cùng lúc thay vì 4 như các hệ thống khác trên thế giới. Nhờ đó mỗi hệ thống bao gồm 4 xe phóng có thể cùng lúc tiêu diệt tới 16 mục tiêu.Hệ thống THAAD có thể nhận dạng được mục tiêu đang bay với vận tốc lên tới 2.700m/s và có thể tiêu diệt những mục tiêu này khi chúng đang bay với vận tốc Mach 7.Với những thông số ấn tượng như vậy, các mục tiêu bay bao gồm máy bay ném bom, máy bay tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy cảnh báo, máy bay chiến thuật, cùng với các loại tên lửa từ đạn đạo tới hành trình sẽ dễ dàng bị THAAD vô hiệu hóa trước khi chúng tới được đích.THAAD là niềm tự hào của nền công nghiệp Mỹ và là niềm ao ước của các nước khác. Hiện tại hệ thống THAAD được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là trên cơ S-400 của Nga bởi tính năng chiến đấu độc đáo cũng độ chính xác tuyệt vời với hệ thống điện tử cực mạnh. Cho tới khi S-500 xuất hiện, thì THAAD vẫn là ông vua phòng thủ hiệu quả hiện nay.
S-500 hệ thống phòng không nguy hiểm nhất của Nga vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, thì đối thủ của nó - Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ đã đi vào giai đoạn trang bị hàng loạt. Đây được coi là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Việc triển khai hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD tại Hàn Quốc khiến Nga và Trung như ngồi trên đống lửa. Mặc dù được tuyên bố là nhắm tới Triều Tiên, thế nhưng với khả năng của THAAD có thể bao phủ miền Đông của Trung Quốc và một phần khu vực Viễn Đông, Liên bang Nga.
Chính thức đi vào phục vụ trong biên chế từ năm 2008, cho đến nay THAAD được đánh giá là một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa mạnh mẽ nhất thế giới. Khác với hệ thống Patriot được trang bị rộng rãi cho các đồng minh, THAAD mới chỉ được trang bị cho quân đội Mỹ.
Không phải đơn giản mà Nga - Trung đều đồng thanh lên tiếng phản đối như vậy. Với độ cao đánh chặn lên tới 150km, THAAD có khả năng tiêu diệt nhiều loại tên lửa đạn đạo tầm xa, tầm trung và tầm thấp - những vũ khí mà Nga-Trung Quốc đang triển khai rộng khắp.
Hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD được cấu thành vởi 5 thành tố chính bao gồm: xe trạm nguồn AN/MSQ, xe tháp anten, trung tâm hoạt động chiến thuật TOC, Radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực AN/TPY-2, cùng các xe phóng tên lửa.
Trái tim của hệ thống chính là radar 3D tìm kiếm mục tiêu và điều khiển họa lực AN/TPY-2. Đây chính là loại radar mặt đất trang bị cho hệ thống phòng không đánh chặn mạnh nhất hiện nay trên thế giới.
Radar này có thể phát hiện hàng trăm mục tiêu lớn nhỏ trên bầu trời ở khoảng cách lên tới 1.000km. Chúng sẽ khóa những mục tiêu nguy hiểm và dẫn đường cho các tên lửa đánh chặn chúng một cách chính xác.
Khác với các hệ thống đánh chặn khác, THAAD sử dụng phương thức tiêu diệt mục tiêu bằng phương thức Hit to Kill, tức là truy đuổi và tiêu diệt.
Tầm bắn của tên lửa khi diệt mục tiêu ở khoảng cách lên tới 250km. Những thử nghiệm cho thấy chúng đã tiêu diệt những mục tiêu này ở khoảng cách khá xa với độ chính xác không tưởng.
Chúng không sử dụng đầu nổ mà tên lửa sẽ tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của vụ va chạm. Với phương thức này cho thấy hệ thống THAAD có độ chính xác đến không tưởng.
Mặt khác nhờ phương thức tiêu diệt mục tiêu độc nhất vô nhị này mà tên lửa có trọng lượng nhỏ hơn hẳn so với các các đối thủ cùng chủng loại, điều này sẽ cho phép các xe phóng có thể triển khai cùng lúc nhiều đạn dược hơn cho chiến đấu.
Mỗi xe phóng có thể trang bị tới 8 tên lửa cùng lúc thay vì 4 như các hệ thống khác trên thế giới. Nhờ đó mỗi hệ thống bao gồm 4 xe phóng có thể cùng lúc tiêu diệt tới 16 mục tiêu.
Hệ thống THAAD có thể nhận dạng được mục tiêu đang bay với vận tốc lên tới 2.700m/s và có thể tiêu diệt những mục tiêu này khi chúng đang bay với vận tốc Mach 7.
Với những thông số ấn tượng như vậy, các mục tiêu bay bao gồm máy bay ném bom, máy bay tác chiến điện tử, máy bay chỉ huy cảnh báo, máy bay chiến thuật, cùng với các loại tên lửa từ đạn đạo tới hành trình sẽ dễ dàng bị THAAD vô hiệu hóa trước khi chúng tới được đích.
THAAD là niềm tự hào của nền công nghiệp Mỹ và là niềm ao ước của các nước khác. Hiện tại hệ thống THAAD được nhiều chuyên gia quân sự đánh giá là trên cơ S-400 của Nga bởi tính năng chiến đấu độc đáo cũng độ chính xác tuyệt vời với hệ thống điện tử cực mạnh. Cho tới khi S-500 xuất hiện, thì THAAD vẫn là ông vua phòng thủ hiệu quả hiện nay.