* Bài viết có tham khảo các cuốn sách Bách khoa tri thức toàn dân và Tri thức quân sự.
Tàu khu trục đầu tiên trên thế giới
Tàu khu trục (hay còn gọi là khu trục hạm) là một kiểu tàu chiến chạy nhanh và cơ động, có khả năng hoạt động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội, đoàn tàu vận tải hoặc một chiến đoàn, và bảo vệ chúng chống lại những đối thủ nhỏ tầm gần nhưng mạnh mẽ (ví dụ như tàu phóng lôi).
Tàu khu trục đầu tiên trên thế giới mang tên Hancock và Havock do Anh chế tạo năm 1893. Khi đó, sự xuất hiện của tàu ngư lôi trở thành mối đe dọa đối với các loại tàu thuyền trên mặt nước. Để đối phó với các loại tàu thuyền ngư lôi có kích thước nhỏ, nhưng lại có uy lực tác chiến lớn này,Loại tàu này được trang bị pháo hạm có cỡ nòng nhỏ, tốc độ bắn cao, dùng để đánh chặn và diệt các tàu ngư lôi của địch. Đây được xem là tiền thân của tàu khu trục hiện đại, vừa có thể đối phó với tàu ngư lôi, lại có thể tấn công tàu cỡ lớn.
Lượng giãn nước của tàu khu trục đầu tiên trên thế giới chỉ là 240 tấn, nhưng lại được trang bị 3 bệ phóng ngư lôi và 4 khẩu pháo. Tàu có tốc độ 27 hải lý/h, là loại tàu chiến có tốc độ bắn nhanh nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Khi đó, tên đầy đủ của chúng là “tàu khu trục ngư lôi” và gọi tắt là “tàu khu trục”.
Tàu khu trục lớn nhất thế giới
Lớp Arleigh Burke của Mỹ được xem là tàu khu trục lớn nhất thế giới. Tàu có lượng giãn nước tối đa là 8.300 tấn, chở 1 máy bay, thủy thủ 300 người. Loại tàu này được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân tích hợp toàn bộ hệ thống cảm biến trên tàu vào thể thống nhất.
|
Tàu khu trục Arleigh Burke.
|
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị gần 100 ống phóng thẳng đứng Mk41 đa năng cho phép bắn tên lửa phòng không SM-2/3, tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tên lửa chống ngầm.
Nửa đầu năm 1985, Hải quân Mỹ chế tạo chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke đầu tiên (dự kiến chế tạo tổng cộng 79 chiếc). Phương án thiết kế của lớp tàu này đã thể hiện thành quả mới nhất trong lĩnh vực đóng tàu của Mỹ, lần đầu tiên nước này áp dụng thiết kế thân tàu rộng. Loại tàu này vừa có thể phối hợp hành động với cụm tàu sân bay, cụm chiến hạm chủ lực, biên đội tàu lưỡng thể và đội tàu hậu cần cơ động, lại vừa có thể thích ứng với yêu cầu tác chiến biển trong thế kỷ 21.
Tàu khu trục đầu tiên dùng tuabin khí đốt
Tàu chiến lớp Kashin do Liên Xô cũ chế tạo và hoàn thành vào năm 1973 được xem là tàu khu trục đầu tiên trên thế giới dùng động cơ tuabin khí đốt, công suất động cơ 94.000 mã lực cho tốc độ 37 hải lý/h.
Lớp tàu được thiết kế cho nhiệm vụ chống tàu ngầm biển xa, hộ tống biên đội tàu hoặc tàu sân bay. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.500 tấn, trang bị 8 tên lửa chống ngầm RPK-2, 2 bệ tên lửa đối không tầm ngắn và tầm trung.
Tàu hộ vệ đầu tiên trên thế giới
Trong Chiến tranh thế giới lần 2, để bảo vệ các con tàu vận tải trên biển cũng như để đảm bảo an ninh cho các tuyến vận tải biển, các nước đã đua nhau chế tạo nhiều tàu hộ vệ (hoặc cũng có thể gọi là tàu hộ tống, trong tiếng Anh là frigate).
Tàu hộ vệ được chế tạo đầu tiên trên thế giới xuất hiện trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Con tàu này có lượng giãn nước nhỏ, chỉ khoảng 400 đến 600 tấn, tốc độ chậm, hỏa lực yếu, chỉ có thể sử dụng được vào các hoạt động tác chiến ven biển.
Tàu hộ vệ lớn nhất thế giới
Tàu hộ vệ lớn nhất trên thế giới được ghi nhận là lớp Knox do Mỹ chế tạo, tổng cộng 48 chiếc. Chiếc tàu hộ vệ lớp Knox đầu tiên được khởi đóng tại Công ty đóng tàu Shipyards – Todd Pacific tháng 10/1965, hạ thủy tháng 11/1966. Tháng 4/1969, con tàu này chính thức được đưa vào phục vụ Hải quân Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của loại tàu này là tuần tra chống ngầm và hộ vệ.
|
Tàu hộ vệ lớp Knox.
|
Theo thiết kế, lượng giãn nước tiêu chuẩn của tàu hộ vệ lớp Knox là 3.011 tấn, tối đa 4.200 tấn, dài 133,5m, rộng 14,3m, mớn nước 7,8m. Tàu chạy bằng động cơ tua bin hơi nước 35.000 mã lực, tốc độ tối đa 27 hải lý/h. Khi chạy với tốc độ 20 hải lý/h thì hành trình xa nhất của tàu là 4.000 hải lý.
Vũ khí trang bị trên tàu này hộ vệ khá mạnh, gồm: 1 bệ phóng tên lửa hạm đối không Sparrow; 2 bệ phóng tên lửa hạm đối hạm Harpoon; 1 bệ phóng tên lửa chống ngầm ASROC và 4 ống phóng ngư lôi chống ngầm, ngoài ra còn có một máy bay trực thăng SH-2D.
Tàu sân bay đầu tiên trên thế giới
Tàu sân bay là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay - trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy các tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay.
Trong lịch sử, ý tưởng tàu sân bay được nhen nhóm cùng với cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất. Khi đó, nhận ra hiệu quả của máy bay trên chiến trường, hải quân các nước bắt đầu tìm cách nghiên cứu đưa máy bay vào sử dụng trong tác chiến biển.
Năm 1918, giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Hải quân Anh đã đi đầu trong cuộc cách mạng tác chiến biển này. Họ dỡ bỏ tháp pháo chính trên phía đầu và cuối boong của một chiếc tàu tuần dương và lát lên đó đường băng bằng gỗ. Họ lấy phần kiến trúc giữa boong làm ranh giới cho đường băng phía trước và đường băng phía sau. Đường băng phía trước dành cho máy bay cất cánh, đường băng phía sau dùng cho máy bay hạ cánh. Như vậy, máy bay có thể cùng lúc cất, hạ cánh.
Chiếc tàu tuần dương sau khi được cải tạo đó được gọi là “tàu chuyên chở máy bay” và trở thành tàu sân bay được cải tạo từ tàu quân sự cũ xuất hiện đầu tiên trên thế giới. Con tàu này có thể chuyên chở 20 máy bay. Tháng 7/1918, máy bay cất cánh từ con tàu này đã tiến hành ném bom xuống một căn cứ không quân của quân Đức.
Tàu sân bay được thiết kế chế tạo chuyên dùng đầu tiên
Tàu sân bay đầu tiên trên thế giới được thiết kế, chế tạo theo yêu cầu của một tàu sân bay thực sự là chiếc Hosyo, được Hải quân Nhật Bản bắt đầu thiết kế, chế tạo năm 1919. Con tàu này được hoàn thành và hạ thủy thành công năm 1923.
Tàu có lượng giãn nước 7.470 tấn, chở 550 người, tốc độ 25 hải lý/h, chuyên chở 21 máy bay. Kích thước bên ngoài của Hosyo gần giống như tàu sân bay HMS Hermes do Hải quân Hoàng gia Anh thiết kế chế tạo.
|
Tàu sân bay được thiết kế chuyên dùng đầu tiên.
|
Tàu sân bay HMS Hermes được thiết kế từ tháng 4/1917. Tháng 1/1918 thì khởi công đóng và năm 1923 thì hoàn thành. Tàu có lượng giãn nước 10.950 tấn, dài hơn 169m, tốc độ 25 hải lý/h, chở 20 máy bay.
Phần boong bên phải của tàu sân bay Hosyo được lắp đặt 3 ống khói nhỏ, trên ống khói có bản lề, khi máy bay cất cánh có thể hạ xuống, sử dụng kiến trúc bên trên kiểu hòn đảo, có hai bộ thiết bị nâng hạ trung tuyến, trang bị hỏa pháo không nhiều.
Năm 1923, sau khi chạy thử nghiệm, để có được mặt boong bằng phẳng, phần kiến trúc kiểu hòn đảo phía bên trên tàu đã bị phá bỏ theo thiết kế của chiến hạm Colossus của Hải quân Anh. Hosyo được hạ thủy sớm hơn mấy tháng so với HMS Hermes, vì thế mà người ta gọi nó là tàu sân bay thực sự đầu tiên trên thế giới.
Tàu sân bay cỡ lớn có tuổi thọ ngắn nhất
Chiếc Shinaono của Nhật Bản là tàu sân bay cỡ lớn có tuổi thọ nhắn ngủi nhất. Shinaono được khởi công đóng ngày 4/5/1940. Ngày 8/10/1940, tàu sân bay Shinaono được hạ thủy tại cảng quân sự Yokosuka. Đến ngày 9/11/1940, con tàu này được đưa vào đội hình biên chế của Hải quân Nhật Bản một cách vội vàng.
Shinaono có lượng giãn nước tối đa 72.000 tấn, dài 266,58m, rộng 36,3m, có khả năng phòng hộ cực mạnh, có thể chống chọi được bom nặng tới 500kg.
|
Tàu sân bay Shinaono chỉ sống vẻn vẹn 50 ngày.
|
Năm 1944, Mỹ bắt đầu tiến hành ném bom quy mô lớn xuống Nhật Bản. Khoảng 3 giờ sáng ngày 29/11/1944, Shinaono bất ngờ bị tàu ngầm Archerfish của Mỹ tấn công bằng ngư lôi, bốc cháy ngùn ngụt. Do tàu mới, quan quân trên tàu không được huấn luyện kỹ lưỡng, lại không biết sử dụng các thiết bị phòng cháy trên tàu nên cả con tàu trở lên hỗn loạn. 10 giờ 56 phút cùng ngày, Shinaono lật nghiêng rồi chìm xuống đáy biển sâu. Hơn 600 trong tổng số 2.600 quan quân trên tàu thiệt mạng. Như vậy, từ khi hạ thủy đến khi chìm, tàu sân bay Shinaono chỉ tồn tại vẻn vẹn có 50 ngày và trải qua cuộc đời binh nghiệp có 20 ngày. Đây là tàu sân bay duy nhất trong lịch sử tác chiến biển có tuổi đời ngắn ngủi đến như vậy.
Tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên
Chiếc USS Enterprise của Mỹ là tàu sân bay động cơ hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Ngày 14/12/1958, tàu Enterprise bắt đầu được khởi công đóng. Sau 3 năm, ngày 25/11/1961 con tàu này được hoàn tất và đưa vào biên chế.
|
Tàu sân bay hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
|
Tàu sân bay Enterprise dài 341m (đường băng rộng 76,8m), rộng 40,5m, giãn nước 90.970 tấn, phụ tải trong tác chiến 89.600 tấn.
Trên tàu được trang bị 8 lò phản ứng hạt nhân (mỗi lần nạp thanh nhiên liệu dùng tới 13 năm), 4 tuabin khí và công suất 280.000 mã lực cho khả năng chạy liên tục 400.000 hải lý, tương đương 18 vòng trái đất. Con tàu có khả năng chở tới 90 máy bay, gần như không có con tàu nào hiện nay ngoài Mỹ có sức mạnh tương tự.