Robot lặn được điều khiển từ xa Bauman là một trong vũ khí ấn tượng được giới thiệu tại IMDS. Nó sẽ làm thay nhiệm vụ của các kỹ sư bảo dưỡng tàu thuyền. Bauman có khả năng lặn và trườn bò lên bề mặt thân tàu cũng như đáy tàu. Sau đó nó dùng các thiết bị cảm biến cực nhạy và phân tích, đánh giá tình trạng vỏ con tàu để từ đó giúp cho việc khắc phục, sửa chữa kịp thời.Tàu lặn tự động Mako-2 do Trường đại học công nghệ bang Samara phát triển dùng để nghiên cứu hải dương học, làm việc liên tục vài tháng liền dưới nước. Con tàu chạy cực êm và có thể thu thập thông tin ở một vùng rộng phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường và các nhiệm vụ khác.Mô-đun hỏa lực 6S21 trang bị pháo cỡ 30 mm do Cục KB thiết kế. Không giống với các mô-đun trước, dù trang bị pháo lớn nhưng 6S21 lại có trọng lượng nhẹ hơn vì thế mà nó có thể gắn theo rất nhiều nền tảng vũ khí, phương tiện khác.Động cơ thế hệ mới V12 DM-185 có thể dùng cho các tàu nổi, tàu hộ tống và cả tàu ngầm.Mẫu tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới Project 23000E Storm có lẽ là loại vũ khí Nga thu hút nhiều sự chú ý nhất tại IMDS 2015. Theo nhà thiết kế, nó sẽ có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, trang bị 2 đài chỉ huy, mang được máy bay cảnh báo sớm động cơ phản lực.Mô hình tàu pháo tuần tra Project 12130ME có khả năng mang theo máy bay không người lái.Công ty đóng tàu "Almaz" Nga trình làng một mẫu tàu đổ bộ cánh ngầm Kalan có khả năng mang theo trực thăng Ka-52K.Tàu lắp ghép mô-đun QMS-2098 Project 23370 có khả năng tháo rời các bộ phận và mang tới địa bàn tác chiến để lắp ráp nhanh chóng.Tàu chiến ba thân lớp Rusich-1 cũng là mẫu tàu hải quân của Nga thu hút nhiều sự quan tâm.
Robot lặn được điều khiển từ xa Bauman là một trong vũ khí ấn tượng được giới thiệu tại IMDS. Nó sẽ làm thay nhiệm vụ của các kỹ sư bảo dưỡng tàu thuyền. Bauman có khả năng lặn và trườn bò lên bề mặt thân tàu cũng như đáy tàu. Sau đó nó dùng các thiết bị cảm biến cực nhạy và phân tích, đánh giá tình trạng vỏ con tàu để từ đó giúp cho việc khắc phục, sửa chữa kịp thời.
Tàu lặn tự động Mako-2 do Trường đại học công nghệ bang Samara phát triển dùng để nghiên cứu hải dương học, làm việc liên tục vài tháng liền dưới nước. Con tàu chạy cực êm và có thể thu thập thông tin ở một vùng rộng phục vụ cho công tác nghiên cứu môi trường và các nhiệm vụ khác.
Mô-đun hỏa lực 6S21 trang bị pháo cỡ 30 mm do Cục KB thiết kế. Không giống với các mô-đun trước, dù trang bị pháo lớn nhưng 6S21 lại có trọng lượng nhẹ hơn vì thế mà nó có thể gắn theo rất nhiều nền tảng vũ khí, phương tiện khác.
Động cơ thế hệ mới V12 DM-185 có thể dùng cho các tàu nổi, tàu hộ tống và cả tàu ngầm.
Mẫu tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới Project 23000E Storm có lẽ là loại vũ khí Nga thu hút nhiều sự chú ý nhất tại IMDS 2015. Theo nhà thiết kế, nó sẽ có lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn, trang bị 2 đài chỉ huy, mang được máy bay cảnh báo sớm động cơ phản lực.
Mô hình tàu pháo tuần tra Project 12130ME có khả năng mang theo máy bay không người lái.
Công ty đóng tàu "Almaz" Nga trình làng một mẫu tàu đổ bộ cánh ngầm Kalan có khả năng mang theo trực thăng Ka-52K.
Tàu lắp ghép mô-đun QMS-2098 Project 23370 có khả năng tháo rời các bộ phận và mang tới địa bàn tác chiến để lắp ráp nhanh chóng.
Tàu chiến ba thân lớp Rusich-1 cũng là mẫu tàu hải quân của Nga thu hút nhiều sự quan tâm.