Tàu đổ bộ Zubr: là lớp tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất và nhanh nhất thế giới do Liên Xô chế tạo. Nó có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 63 hải lý/giờ nhờ được trang bị 3 động cơ đẩy cánh quạt có công suất gần 12.000 mã lực.
Zubr có thể vận chuyển một khối lượng lớn trang thiết bị quân sự cùng lính thủy đánh bộ, và di chuyển vào bên trong bờ biển đối phương mà không cần phải thực hiện bất kỳ chuyển đổi kỹ thuật nào. Trên thực tế nó có thể khả năng vượt qua mọi loại địa hình hoặc các chướng ngại vật cao hơn 1,5m.
Zubr trước đây chỉ được trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ một số tàu Zubr được bàn giao cho Hải quân Ukraine và Nga. Bên cạnh đó, Hải quân Hy Lạp cũng sở hữu 4 chiếc Zubr mua lại của Nga, Hải quân Trung Quốc cũng mới được bàn giao những chiếc Zubr đầu tiên trong một hợp đồng trị giá 315 triệu USD với Ukraine. Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Palma: là một trong những tổ hợp phòng không trên hạm tiên tiến nhất của Hải quân Nga hiện nay. Nó được thiết kế để có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình hay thiết bị bay ở tầm gần hay cực gần. Palma được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử, hệ thống dẫn đường hồng ngoại và thiết bị đo khoảng cách bằng laser được tích hợp vào. Sức mạnh của Palma còn nằm hệ thống vũ khí của nó với các tên lửa hạm đối không Sosna-R dẫn đường bằng laser và 2 pháo cao tốc AO-18KD 30mm.Tổ hợp phòng không trên hạm Palmas thường được trang bị trên các lớp tàu hộ vệ tiên tiến của Hải quân Nga. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho mục đích xuất khẩu, điều này có thể thấy qua các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 mà Nga đóng cho Hải quân Việt Nam. “Đại bang Vàng” Su-47 Berkut: là một trong những mẫu máy bay chiến đấu siêu thanh do hãng hàng không Sukhoi của Nga phát triển. Su-47 là một mẫu máy bay khá đặc biệt với thiết kế cánh ngược tương tự như máy bay thử nghiệm Grumman X-29 của Mỹ. Su-47 còn là một phần trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của SuKhoi PAK FA. Su-47 có thể cất cánh với đường băng khá ngắn như của trên các mẫu tàu sân bay của Nga, với thiết kế cánh đặc biệt nó thể dễ dàng đạt tốc độ cần thiết khi cất cánh từ tàu sân bay. Bên cạnh đó Su-47 còn có khả năng thực hiện các ký thuật bay phức tạp điển hình như kỹ thuật bay Pugachev Cobra. Tuy được đánh giá khá cao về mặt thiết kế cũng như được trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến nhất của Nga, nhưng Su-47 chỉ được xem như là nền tảng để phát triển mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK-FA. Chỉ có duy nhất một mẫu thử của Su-47 được Sukhoi chế tạo từ giai đoạn phát triển cho tới nay.
Ekranoplan (phương tiện sử dụng hiệu ứng cánh sát đất hay hiệu ứng mặt đất, chúng có hình dáng như máy bay nhưng di chuyển sát mặt biển): Nga là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về lĩnh vực Ekranoplan với nhiều thiết kế từng khiến phương Tây phải khiếp sợ mỗi khi chúng ra biển.
Một trong những Ekranoplan "khủng" nhất được phát triển dưới thời Liên Xô là Project 903 Lun - đây là một trong những dạng thể nhân tạo kỳ dị nhất từng có mặt trên biển. Lun được trang bị 6 tên lửa diệt hạm siêu âm P-270 Moskit và có tốc độ tới 500km/h khiến nó thực sự là kẻ thù đáng sợ nhất đối với mọi tàu chiến Mỹ, NATO. Trực thăng vận tải Mi-12: là mẫu trực thăng lớn nhất từng được chế tạo từ trước cho đến nay. Mi-12 được Liên Xô phát triển vào những năm 1960 với thiết kế gồm 2 cánh quạt nâng được đặt hai bên cánh của máy bay. Nhờ thiết kế này mà Mi-12 không cần cánh quạt đuôi như các mẫu trực thăng khác. Hình dáng của Mi-12 khiến người ta liên tưởng tới một mẫu máy bay phản lực hơn là một mẫu trực thăng. Được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải đường không, Mi-12 có thể mang theo 30 tấn hàng hóa và trang thiết bị hay một tên lửa đạn đạo chiến lược. Vào năm 1969, một chiếc Mi-12 đã nâng 40 tấn hàng hóa và bay ở độ cao 2.250m, đây là kỷ lục thế giới mà không có mẫu trực thăng nào làm được cho đến hiện nay. Tuy nhiên số phận của Mi-12 lại không được như mong đợi, Không quân Liên Xô lúc đó lại không mấy quan tâm tới trang bị Mi-12 vào biên chế. Và ngay cả trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Mi-12 cũng không tìm được chỗ đứng của mình.
Tàu đổ bộ Zubr: là lớp tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất và nhanh nhất thế giới do Liên Xô chế tạo. Nó có khả năng di chuyển với tốc độ lên tới 63 hải lý/giờ nhờ được trang bị 3 động cơ đẩy cánh quạt có công suất gần 12.000 mã lực.
Zubr có thể vận chuyển một khối lượng lớn trang thiết bị quân sự cùng lính thủy đánh bộ, và di chuyển vào bên trong bờ biển đối phương mà không cần phải thực hiện bất kỳ chuyển đổi kỹ thuật nào. Trên thực tế nó có thể khả năng vượt qua mọi loại địa hình hoặc các chướng ngại vật cao hơn 1,5m.
Zubr trước đây chỉ được trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô, sau khi Liên Xô sụp đổ một số tàu Zubr được bàn giao cho Hải quân Ukraine và Nga. Bên cạnh đó, Hải quân Hy Lạp cũng sở hữu 4 chiếc Zubr mua lại của Nga, Hải quân Trung Quốc cũng mới được bàn giao những chiếc Zubr đầu tiên trong một hợp đồng trị giá 315 triệu USD với Ukraine.
Tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Palma: là một trong những tổ hợp phòng không trên hạm tiên tiến nhất của Hải quân Nga hiện nay. Nó được thiết kế để có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không như tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình hay thiết bị bay ở tầm gần hay cực gần.
Palma được trang bị hệ thống dẫn đường quang điện tử, hệ thống dẫn đường hồng ngoại và thiết bị đo khoảng cách bằng laser được tích hợp vào. Sức mạnh của Palma còn nằm hệ thống vũ khí của nó với các tên lửa hạm đối không Sosna-R dẫn đường bằng laser và 2 pháo cao tốc AO-18KD 30mm.
Tổ hợp phòng không trên hạm Palmas thường được trang bị trên các lớp tàu hộ vệ tiên tiến của Hải quân Nga. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng cho mục đích xuất khẩu, điều này có thể thấy qua các tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 mà Nga đóng cho Hải quân Việt Nam.
“Đại bang Vàng” Su-47 Berkut: là một trong những mẫu máy bay chiến đấu siêu thanh do hãng hàng không Sukhoi của Nga phát triển. Su-47 là một mẫu máy bay khá đặc biệt với thiết kế cánh ngược tương tự như máy bay thử nghiệm Grumman X-29 của Mỹ.
Su-47 còn là một phần trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của SuKhoi PAK FA. Su-47 có thể cất cánh với đường băng khá ngắn như của trên các mẫu tàu sân bay của Nga, với thiết kế cánh đặc biệt nó thể dễ dàng đạt tốc độ cần thiết khi cất cánh từ tàu sân bay. Bên cạnh đó Su-47 còn có khả năng thực hiện các ký thuật bay phức tạp điển hình như kỹ thuật bay Pugachev Cobra.
Tuy được đánh giá khá cao về mặt thiết kế cũng như được trang bị các thiết bị hàng không tiên tiến nhất của Nga, nhưng Su-47 chỉ được xem như là nền tảng để phát triển mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK-FA. Chỉ có duy nhất một mẫu thử của Su-47 được Sukhoi chế tạo từ giai đoạn phát triển cho tới nay.
Ekranoplan (phương tiện sử dụng hiệu ứng cánh sát đất hay hiệu ứng mặt đất, chúng có hình dáng như máy bay nhưng di chuyển sát mặt biển): Nga là một trong những quốc gia đi đầu thế giới về lĩnh vực Ekranoplan với nhiều thiết kế từng khiến phương Tây phải khiếp sợ mỗi khi chúng ra biển.
Một trong những Ekranoplan "khủng" nhất được phát triển dưới thời Liên Xô là Project 903 Lun - đây là một trong những dạng thể nhân tạo kỳ dị nhất từng có mặt trên biển. Lun được trang bị 6 tên lửa diệt hạm siêu âm P-270 Moskit và có tốc độ tới 500km/h khiến nó thực sự là kẻ thù đáng sợ nhất đối với mọi tàu chiến Mỹ, NATO.
Trực thăng vận tải Mi-12: là mẫu trực thăng lớn nhất từng được chế tạo từ trước cho đến nay. Mi-12 được Liên Xô phát triển vào những năm 1960 với thiết kế gồm 2 cánh quạt nâng được đặt hai bên cánh của máy bay. Nhờ thiết kế này mà Mi-12 không cần cánh quạt đuôi như các mẫu trực thăng khác. Hình dáng của Mi-12 khiến người ta liên tưởng tới một mẫu máy bay phản lực hơn là một mẫu trực thăng.
Được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải đường không, Mi-12 có thể mang theo 30 tấn hàng hóa và trang thiết bị hay một tên lửa đạn đạo chiến lược. Vào năm 1969, một chiếc Mi-12 đã nâng 40 tấn hàng hóa và bay ở độ cao 2.250m, đây là kỷ lục thế giới mà không có mẫu trực thăng nào làm được cho đến hiện nay.
Tuy nhiên số phận của Mi-12 lại không được như mong đợi, Không quân Liên Xô lúc đó lại không mấy quan tâm tới trang bị Mi-12 vào biên chế. Và ngay cả trong lĩnh vực hàng không dân dụng, Mi-12 cũng không tìm được chỗ đứng của mình.