Báo “Học giả ngoại giao” có trụ sở tại Nhật Bản ngày 13/8/2015 đã đăng tải bài viết của tác giả Franz-Stefan Gady trong đó trích dẫn các bình luận hoài nghi về khả năng tàng hình của siêu tăng T-14 Armata của Lục quân Nga như tuyên bố của một quan chức quản lý nhà máy nghiên cứu và chế tạo ra nó.
Trước đó, vào tháng 7/2015, báo Moscow Times trích dẫn tuyên bố của một Phó giám đốc hãng sản xuất xe tăng chiến trường lớn nhất thế giới Uralvagonzavod của Nga trên Đài Tiếng vọng Moscow rằng xe tăng T-14 Armata của Nga là một vũ khí mạnh nhất của Lục quân Nga với khả năng tàng hình trước các hệ thống radar hoả lực của đối phương.
|
Nhiều nước đang cố gắng chế tạo xe tăng có khả năng tàng hình như chưa thành công. Trong hình là một nguyên mẫu xe tăng thế hệ mới của Ba Lan. |
Vyacheslav Khalitov Phó giám đốc hãng sản xuất xe tăng chiến trường Uralvagonzavod nói: “Chúng tôi thực sự đã chế tạo được xe tăng tàng hình bởi T-14 Armata được sơn một loại sơn đặc biệt với khả năng hấp thụ sóng radar. Không chỉ có vậy những tín hiệu nhiệt toả ra từ loại thiết giáp này không đủ để các vũ khí xuyên giáp phát hiện được”.
Tuy nhiên, khi tạp chí thông tin tình báo quốc phòng IHS Jane’s Defense của Anh phỏng vấn các chuyên gia Mỹ, thậm chí cả chuyên gia quân sự Nga họ đã nhận được những bình luận phản biện trong đó còn nhiều hoài nghi về khả năng tàng hình của xe tăng T-14 Armata do Uralvagonzavod nghiên cứu, chế tạo.
“Những tuyên bố như vậy cần phải được chứng minh trên thực tế. Việc đặt động cơ (phần sinh nhiệt nhiều nhất trên xe tăng) sâu trong thân T-14 Armata cũng không giúp xe tăng giản tán xạ nhiệt được. Công nghệ vũ khí tầm nhiệt ngày nay đã rất mạnh. Chỉ cần động cơ khởi động, vũ khí khai hoả, thậm chí cơ thể con người bị phơi bày là ngay lập tức bị phát hiện…
Trong trường hợp này, hệ thống động cơ đủ khoẻ để di chuyển một cỗ máy nặng từ 40 đến 50 tấn được khởi động thì chắc chắn có ẩn ở đâu đi nữa cũng có tín hiệu nhiệt phát ra” – một cựu sỹ quan, chuyên gia quân sự cấp cao của Mỹ nói với tạp chí IHS Jane’s Defense.
Ngay cả các chuyên gia quân sự của Nga cũng phải thừa nhận trên IHS Jane’s Defense rằng, mặc dù công nghệ chống radar tầm nhiệt được phát triển ở Nga và ứng dụng nhiều trong chế tạo máy bay chiến đấu nhằm chống lại khả năng phát hiện của tên lửa đất đối không và máy bay của đối phương nhưng đối với các mục tiêu dưới mặt đất công nghệ này chưa ai có thể chứng minh tối ưu, đặc biệt là xe tăng.
|
T-14 Armata. |
“Việc cố gắng làm giảm hiện tượng phản xạ radar trong cho các mục tiêu dưới mặt đất là rất khó khăn” – một chuyên gia Nga được IHS Jane’s Defense trích dẫn nói.
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, từ nay đến trước năm 2020, Nga có kế hoạch sản xuất 2300 chiếc T-14 Armata.
Giá mỗi chiếc T-14 Armata hiện nay rơi vào khoảng 8 triệu USD. Quân đội của Nga có tham vọng thay thế đến 75% các đơn vị hiện nay sử dụng xe tăng T-72 và T-90 bằng siêu tăng T-14 Armata.