Choáng ngợp kỳ quan trực thăng V-12 của Liên Xô

Google News

(Kiến Thức) - Với tải trọng 40 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn, V-12 được xem là mẫu trực thăng lớn nhất, nặng nhất thế giới từng được chế tạo.


Trực thăng vận tải hạng nặng V-12 được nghiên cứu từ đầu những năm 1960 theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Liên Xô khi đó cần một phương tiện lên thẳng có khả năng chuyên chở tên lửa đạn đạo.
Mẫu thử nghiệm V-12 đầu tiên cất cánh lần đầu ngày 10/7/1968, thiết kế V-12 khi đó đã làm nhiều người kinh ngạc bởi nó khác xa kết cấu trực thăng truyền thống. Theo đó, 2 cánh quạt nâng khổng lồ (khi hoạt động sẽ quay ngược chiều nhau) được bố trí trên đầu mút 2 cánh dài 30m lắp trên so với phần trung tâm thân máy bay.
Mỗi hệ thống cánh quạt quay sử hai động cơ tuốc bin trục Soloviev D-25VF gắn ở dưới hộp truyền động. Một hệ thống bao gồm 5 cánh quạt, có đường kính 35 m (115 ft), và trục đồng bộ chạt từ đầu cánh thân bên này sang đầu cánh thân bên kia. Mỗi cặp động cơ có các cửa sập để kỹ thuật viên mở ra, tiếp xúc với các bộ phận bên trong để thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa.
 Trực thăng vận tải siêu hạng Mil V-12.
Sức mạnh của 4 động cơ tuốc bin trục Soloviev D-25VF (công suất 6.500 mã lực/chiếc) cho tốc độ bay tối đa 260km/h, tầm hoạt động 500km, trần bay tối đa 3.500m.
Phần thân trực thăng nhìn khá giống thân của máy bay cánh bằng, chiều dài 37m, cao 12,5m. Theo thiết kế, V-12 có khả năng tải tối đa 40 tấn hàng hóa, thiết bị, trung bình 20 tấn hàng hóa hoặc 196 người. Trong khi đó, trọng lượng rỗng của máy bay 69,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 105 tấn.
Sự xuất hiện của Mi V-12 đã khiến giới quân sự Mỹ, phương Tây thực sự sửng sốt trước trí tuệ của ngành công nghiệp hàng không trực thăng Liên Xô. Dẫu vậy, sau cùng thì Mil V-12 chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm do các nhu cầu về mẫu trực thăng cỡ lớn giảm xuống.
Chương trình V-12 chính thức kết thúc vào năm 1974, mẫu thử nghiệm đầu tiên hiện nằm tại nhà máy trực thăng Mil Moscow, mẫu thứ 2 được tăng cho Bảo tàng Không quân Monino.
Hoàng Lê

Bình luận(0)