Với tải trọng hàng hóa lên tới 12,7 tấn, trực thăng vận tải CH-47 (Mỹ sản xuất) được xem là trực thăng lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Quân đội ta đã thu giữ được ít nhất 5 chiếc CH-47 sau tháng 4/1975 và đưa vào sử dụng trong lực lượng không quân. Trong ảnh là một chiếc CH-47 được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP HCM.
Cũng như trực thăng UH-1 hay các máy bay F-5E, A-37, C-130, CH-47 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam đưa vào sử dụng trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ xâm lược trên tuyến biên giới Tây Nam và chiến dịch giải phóng Campuchia. Trong ảnh là một chiếc CH-47 đang làm nhiệm vụ chuyển bộ đội trong chiến dịch đánh đuổi quân Khơ Me đỏ.
CH-47 Chinook là loại trực thăng vận tải lớn nhất của thế giới phương Tây (Mỹ, Tây Âu và nhiều nước khác), do hãng Boeing Rotocraft System phát triển từ cuối những năm 1950, chính thức được giới thiệu năm 1962 và vẫn đang tiếp tục sản xuất cho tới tận ngày nay (khoảng 1.200 chiếc). Ảnh minh họa
CH-47 được thiết kế với sơ đồ 2 cánh quạt nâng không đồng trục bố trí ở đầu và đuôi máy bay, quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men tự quay thân. Thiết kế này được đánh giá là chống rung lắc tốt, độ an toàn cao, không có công suất phí phạm, sức nâng tốt. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhược điểm cố hữu là khó điều khiển, tính cơ động kém. Ảnh minh họa
Cận cảnh buồng lái 2 người CH-47A – biến thể mà Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng. Ảnh minh họa
CH-47 có khoang hàng dài cho phép chở tổng cộng 33-55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa (lớn hơn so với Mi-6 mà Việt Nam từng sử dụng, 12 tấn). Ảnh minh họa
CH-47 được thiết kế với cửa khoang hàng lớn, đây là nơi lên xuống chủ yếu của binh sĩ, hàng hóa. Trong khi ở gần đầu còn một cửa nhỏ hơn. Ảnh minh họa
Với kiểu thiết kế này, CH-47 có thể hạ cánh tốt để đổ quân hoặc hàng hóa ở địa hình không thuận lợi cho trực thăng hạ cánh. Trong ảnh là ví dụ rõ ràng nhất khi mà cả chiếc CH-47 dài tới 30m “hạ cánh” xuống mỏm đá bé nhỏ. Ảnh minh họa
Một vài biến thể của CH-47 được thiết kế để có khả năng hạ cánh trực tiếp trên mặt nước. Ảnh minh họa
Khả năng mang vác hàng hóa vũ khí ở bên ngoài thân cũng là điểm mạnh của CH-47. Nó có thể chở các ca nô, pháo kéo, xe ô tô. Ảnh minh họa
Trong ảnh, CH-47 đang cẩu một khẩu pháo kéo hạng nặng. Ảnh minh họa
Biến thể CH-47A của Việt Nam được trang bị động cơ Lycoming T55-L-5 công suất 2.200 mã lực hoặc loại T55-L-7 công suất 2.650 mã lực cho tốc độ bay khoảng 310km/h, bán kính hoạt động 370km. Ảnh minh họa
Ở phần cửa khoang hàng và 2 cửa sổ máy bay có thể lắp súng máy 7,62mm nếu cần. Ảnh minh họa
Với tải trọng hàng hóa lên tới 12,7 tấn, trực thăng vận tải CH-47 (Mỹ sản xuất) được xem là trực thăng lớn nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Quân đội ta đã thu giữ được ít nhất 5 chiếc CH-47 sau tháng 4/1975 và đưa vào sử dụng trong lực lượng không quân. Trong ảnh là một chiếc CH-47 được trưng bày tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở TP HCM.
Cũng như trực thăng UH-1 hay các máy bay F-5E, A-37, C-130, CH-47 đã được Không quân Nhân dân Việt Nam đưa vào sử dụng trong các chiến dịch phản công quân Khơ Me đỏ xâm lược trên tuyến biên giới Tây Nam và chiến dịch giải phóng Campuchia. Trong ảnh là một chiếc CH-47 đang làm nhiệm vụ chuyển bộ đội trong chiến dịch đánh đuổi quân Khơ Me đỏ.
CH-47 Chinook là loại trực thăng vận tải lớn nhất của thế giới phương Tây (Mỹ, Tây Âu và nhiều nước khác), do hãng Boeing Rotocraft System phát triển từ cuối những năm 1950, chính thức được giới thiệu năm 1962 và vẫn đang tiếp tục sản xuất cho tới tận ngày nay (khoảng 1.200 chiếc). Ảnh minh họa
CH-47 được thiết kế với sơ đồ 2 cánh quạt nâng không đồng trục bố trí ở đầu và đuôi máy bay, quay ngược chiều nhau để triệt tiêu mô men tự quay thân. Thiết kế này được đánh giá là chống rung lắc tốt, độ an toàn cao, không có công suất phí phạm, sức nâng tốt. Tuy nhiên, nó cũng tồn tại nhược điểm cố hữu là khó điều khiển, tính cơ động kém. Ảnh minh họa
Cận cảnh buồng lái 2 người CH-47A – biến thể mà Không quân Nhân dân Việt Nam sử dụng. Ảnh minh họa
CH-47 có khoang hàng dài cho phép chở tổng cộng 33-55 lính hoặc 24 cáng cứu thương hoặc 12,7 tấn hàng hóa (lớn hơn so với Mi-6 mà Việt Nam từng sử dụng, 12 tấn). Ảnh minh họa
CH-47 được thiết kế với cửa khoang hàng lớn, đây là nơi lên xuống chủ yếu của binh sĩ, hàng hóa. Trong khi ở gần đầu còn một cửa nhỏ hơn. Ảnh minh họa
Với kiểu thiết kế này, CH-47 có thể hạ cánh tốt để đổ quân hoặc hàng hóa ở địa hình không thuận lợi cho trực thăng hạ cánh. Trong ảnh là ví dụ rõ ràng nhất khi mà cả chiếc CH-47 dài tới 30m “hạ cánh” xuống mỏm đá bé nhỏ. Ảnh minh họa
Một vài biến thể của CH-47 được thiết kế để có khả năng hạ cánh trực tiếp trên mặt nước. Ảnh minh họa
Khả năng mang vác hàng hóa vũ khí ở bên ngoài thân cũng là điểm mạnh của CH-47. Nó có thể chở các ca nô, pháo kéo, xe ô tô. Ảnh minh họa
Trong ảnh, CH-47 đang cẩu một khẩu pháo kéo hạng nặng. Ảnh minh họa
Biến thể CH-47A của Việt Nam được trang bị động cơ Lycoming T55-L-5 công suất 2.200 mã lực hoặc loại T55-L-7 công suất 2.650 mã lực cho tốc độ bay khoảng 310km/h, bán kính hoạt động 370km. Ảnh minh họa
Ở phần cửa khoang hàng và 2 cửa sổ máy bay có thể lắp súng máy 7,62mm nếu cần. Ảnh minh họa