Đó là những mô tả về chiếc vận tải cơ VM-T Atlant – thiết kế độc đáo nhưng cũng kỳ quái của nhà thiết kế Vladimir Mikhailovich Myasischev, được chế tạo từ đầu những năm 1980.
VM-T Atlant được thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt là chuyên chở động cơ tên lửa đẩy và tàu vũ trụ con thoi phục vụ Chương trình Buran của Liên Xô. Trong ảnh là VM-T Atlant đang thực hiện việc chở động cơ tên lửa đẩy tới sân bay vũ trụ. VM-T Atlant được thiết kế cải tiến dựa khung thân máy bay ném bom chiến lược M-4 Molot với kích thước khổng lồ. Trên lưng máy bay VM-T được trưng bày tại Zhukovsky là containe hình quả trứng có thể dùng để chứa nhiên liệu tên lửa. Máy bay có chiều dài tới 51,2m, sải cánh 53,6m, cao 10,6m, trọng lượng rỗng 75,74 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 192 tấn.
Với thiết kế thân hình khá kỳ với thân, cánh dài nên bố trí hệ thống bánh đáp hạ cánh cũng có sự khác biệt so với các máy bay vận tải cùng thời.
VM-T Atlant bố trí 2 càng bánh đáp ở dọc thân chính máy bay và 2 bánh đáp ở đầu cánh.
Cận cảnh bánh đáp trước cực lớn của VM-T.
Bánh đáp của VM-T lớn hơn cả người, và một càng có tới 4 chiếc bánh.
Bố trí động cơ của VM-T nằm ở gốc cánh, sát thân.
VM-T trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực RKBM/Koliesov (105,45 kN/chiếc) cho phép “con quái vật chở hàng” đạt tốc độ tối đa 500km/h, tầm bay xa 1.500km, trần bay 8.000-9.000m.
Kíp lái chiếc VM-T gồm 5 người.
Cận cảnh buồng lái chiếc VM-T không tiện nghi lắm so với sự đồ sộ của chiếc máy bay.
Bảng điều khiển động cơ máy bay, bên cạnh là 2 chiếc quạt mát cho phi công.
Cửa vào buồng lái chiếc VM-T nằm dưới bụng máy bay và vị khách nào muốn lên thăm cần một chiếc thang.
Vị trí ngồi của phi công – hoa tiêu.
Nhìn từ bên ngoài vị trí ngồi của phi công – hoa tiêu.
Ảnh chụp từ vị trí phi công – hoa tiêu nhìn lên vị trí phi công điều khiển máy bay.
Đưa vào phục vụ năm 1982 chỉ với 2 chiếc, VM-T có vòng đời rất ngắn khi tới năm 1989 đã phải nghỉ hưu để nhường chỗ cho chiếc vận tải cơ khổng lồ An-225 Mriya. Hai chiếc VM-T hiện nay, một được đặt ở sân bay Zhukovsky thuộc sở hữu của Viện Nghien cứu Hàng không Gromov và Viện Khí động lực học hàng không Trung tương (TsAGI), còn một chiếc đặt ở sân bay Dyagilevo.
Đó là những mô tả về chiếc vận tải cơ VM-T Atlant – thiết kế độc đáo nhưng cũng kỳ quái của nhà thiết kế Vladimir Mikhailovich Myasischev, được chế tạo từ đầu những năm 1980.
VM-T Atlant được thiết kế cho nhiệm vụ đặc biệt là chuyên chở động cơ tên lửa đẩy và tàu vũ trụ con thoi phục vụ Chương trình Buran của Liên Xô. Trong ảnh là VM-T Atlant đang thực hiện việc chở động cơ tên lửa đẩy tới sân bay vũ trụ.
VM-T Atlant được thiết kế cải tiến dựa khung thân máy bay ném bom chiến lược M-4 Molot với kích thước khổng lồ. Trên lưng máy bay VM-T được trưng bày tại Zhukovsky là containe hình quả trứng có thể dùng để chứa nhiên liệu tên lửa.
Máy bay có chiều dài tới 51,2m, sải cánh 53,6m, cao 10,6m, trọng lượng rỗng 75,74 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 192 tấn.
Với thiết kế thân hình khá kỳ với thân, cánh dài nên bố trí hệ thống bánh đáp hạ cánh cũng có sự khác biệt so với các máy bay vận tải cùng thời.
VM-T Atlant bố trí 2 càng bánh đáp ở dọc thân chính máy bay và 2 bánh đáp ở đầu cánh.
Cận cảnh bánh đáp trước cực lớn của VM-T.
Bánh đáp của VM-T lớn hơn cả người, và một càng có tới 4 chiếc bánh.
Bố trí động cơ của VM-T nằm ở gốc cánh, sát thân.
VM-T trang bị 4 động cơ tuốc bin phản lực RKBM/Koliesov (105,45 kN/chiếc) cho phép “con quái vật chở hàng” đạt tốc độ tối đa 500km/h, tầm bay xa 1.500km, trần bay 8.000-9.000m.
Kíp lái chiếc VM-T gồm 5 người.
Cận cảnh buồng lái chiếc VM-T không tiện nghi lắm so với sự đồ sộ của chiếc máy bay.
Bảng điều khiển động cơ máy bay, bên cạnh là 2 chiếc quạt mát cho phi công.
Cửa vào buồng lái chiếc VM-T nằm dưới bụng máy bay và vị khách nào muốn lên thăm cần một chiếc thang.
Vị trí ngồi của phi công – hoa tiêu.
Nhìn từ bên ngoài vị trí ngồi của phi công – hoa tiêu.
Ảnh chụp từ vị trí phi công – hoa tiêu nhìn lên vị trí phi công điều khiển máy bay.
Đưa vào phục vụ năm 1982 chỉ với 2 chiếc, VM-T có vòng đời rất ngắn khi tới năm 1989 đã phải nghỉ hưu để nhường chỗ cho chiếc vận tải cơ khổng lồ An-225 Mriya. Hai chiếc VM-T hiện nay, một được đặt ở sân bay Zhukovsky thuộc sở hữu của Viện Nghien cứu Hàng không Gromov và Viện Khí động lực học hàng không Trung tương (TsAGI), còn một chiếc đặt ở sân bay Dyagilevo.