“Lực sĩ” C-130 (Mỹ sản xuất) đang là máy bay vận tải chiến thuật phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á với 5/11 quốc gia sử dụng gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Trong ảnh là máy bay vận tải chiến thuật trong biên chế Không quân Singapore (tổng cộng 5 chiếc). Những chiếc C-130 trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc biến thể C-130H có chiều dài 12,31m, rộng 3,12m, cao 2,74m, trọng lượng cất cánh tối đa 70,3 tấn. Trong ảnh là chiếc C-130H của Không quân Indonesia (tổng cộng 26 chiếc). C-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay 3.800km, trần bay tối đa hơn 10km. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Thái Lan (tổng cộng 12 chiếc). Những chiếc C-130 khi cất cánh với trọng lượng tối đa 70,3 tấn cần đường băng dài 1.093m, còn nếu chỉ có trọng lượng 36,3 tấn thì chỉ cần đường băng dài 427m. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Malaysia (tổng cộng 15 chiếc). Với tải trọng tối đa 20 tấn, C-130 được xem là một trong hai vận tải cơ khỏe nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Philippines (tổng cộng 3 chiếc). C-130 có khả năng chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương (và 2 bác sĩ) hoặc 2-3 xe bọc thép hạng nhẹ Humvees hoặc 2 chiếc xe bọc thép chở quân M113. Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu 7 chiếc C-130 nhưng toàn bộ số này đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980. Hiện nay, đóng vai trò vận tải chủ lực không quân ta là những chiếc An-26 (trong ảnh) do Liên Xô sản xuất.Máy bay vận tải chiến thuật An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. An-26 lắp 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 440km/h, tầm bay 2.500km và trần bay 7.500m. Máy bay vận tải An-26 chỉ có tải trọng tối đa 5,5 tấn.Hiện nay, Airbus và Indonesia có ý “chào bán” máy bay vận tải chiến thuật CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. CN295 cũng đang được biên chế trong Không quân Indonesia tổng cộng 2 chiếc. CN295 có tải trọng 9,2 tấn, tầm bay xa đến 4.600km. “Ông vua” vận tải khỏe nhất khu vực Đông Nam Á thứ 2 thuộc về chiếc Shaanxi Y-8 của Không quân Malaysia. Đây là chiếc máy bay do Công ty Máy bay Shaanxi (Trung Quốc) phát triển dựa trên loại An-12 của Liên Xô. Shaanxi Y-8 dài 34,02m, cao 11,16m, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 660km/h, tầm bay gần 6.000km, trần bay hơn 10km. Shaanxi Y-8 có tải trọng 20 tấn.Tuy nhiên, vị trí “ông vua khỏe nhất” khu vực Đông Nam Á của C-130 và Y-8 có thể chỉ giữ được tới năm 2015. Khi đó, Đông Nam Á sẽ xuất hiện “vị vua” mới, vận tải cơ hạng nặng Airbus A400M có tải trọng lên tới 37 tấn được Không quân Malaysia đặt mua (4 chiếc).
“Lực sĩ” C-130 (Mỹ sản xuất) đang là máy bay vận tải chiến thuật phổ biến nhất trong khu vực Đông Nam Á với 5/11 quốc gia sử dụng gồm: Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Trong ảnh là máy bay vận tải chiến thuật trong biên chế Không quân Singapore (tổng cộng 5 chiếc).
Những chiếc C-130 trong khu vực Đông Nam Á chủ yếu thuộc biến thể C-130H có chiều dài 12,31m, rộng 3,12m, cao 2,74m, trọng lượng cất cánh tối đa 70,3 tấn. Trong ảnh là chiếc C-130H của Không quân Indonesia (tổng cộng 26 chiếc).
C-130 trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 592km/h, tầm bay 3.800km, trần bay tối đa hơn 10km. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Thái Lan (tổng cộng 12 chiếc).
Những chiếc C-130 khi cất cánh với trọng lượng tối đa 70,3 tấn cần đường băng dài 1.093m, còn nếu chỉ có trọng lượng 36,3 tấn thì chỉ cần đường băng dài 427m. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Malaysia (tổng cộng 15 chiếc).
Với tải trọng tối đa 20 tấn, C-130 được xem là một trong hai vận tải cơ khỏe nhất khu vực Đông Nam Á. Trong ảnh là chiếc C-130 của Không quân Philippines (tổng cộng 3 chiếc).
C-130 có khả năng chở 92 hành khách hoặc 64 lính dù hoặc 74 cáng cứu thương (và 2 bác sĩ) hoặc 2-3 xe bọc thép hạng nhẹ Humvees hoặc 2 chiếc xe bọc thép chở quân M113.
Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu 7 chiếc C-130 nhưng toàn bộ số này đều đã nghỉ hưu từ những năm 1980. Hiện nay, đóng vai trò vận tải chủ lực không quân ta là những chiếc An-26 (trong ảnh) do Liên Xô sản xuất.
Máy bay vận tải chiến thuật An-26 dài 23,8m, cao 8,58m, trọng lượng cất cánh tối đa 24 tấn. An-26 lắp 2 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 440km/h, tầm bay 2.500km và trần bay 7.500m.
Máy bay vận tải An-26 chỉ có tải trọng tối đa 5,5 tấn.
Hiện nay, Airbus và Indonesia có ý “chào bán” máy bay vận tải chiến thuật CN295 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. CN295 cũng đang được biên chế trong Không quân Indonesia tổng cộng 2 chiếc. CN295 có tải trọng 9,2 tấn, tầm bay xa đến 4.600km.
“Ông vua” vận tải khỏe nhất khu vực Đông Nam Á thứ 2 thuộc về chiếc Shaanxi Y-8 của Không quân Malaysia. Đây là chiếc máy bay do Công ty Máy bay Shaanxi (Trung Quốc) phát triển dựa trên loại An-12 của Liên Xô.
Shaanxi Y-8 dài 34,02m, cao 11,16m, trọng lượng cất cánh tối đa 61 tấn. Máy bay trang bị 4 động cơ tuốc bin cánh quạt cho phép đạt tốc độ tối đa 660km/h, tầm bay gần 6.000km, trần bay hơn 10km.
Shaanxi Y-8 có tải trọng 20 tấn.
Tuy nhiên, vị trí “ông vua khỏe nhất” khu vực Đông Nam Á của C-130 và Y-8 có thể chỉ giữ được tới năm 2015. Khi đó, Đông Nam Á sẽ xuất hiện “vị vua” mới, vận tải cơ hạng nặng Airbus A400M có tải trọng lên tới 37 tấn được Không quân Malaysia đặt mua (4 chiếc).