Khi các thủy thủ trên tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ đang thực hiện các cuộc diễn tập ở vùng biển ngoài khơi bờ biển Okinawa như thường lệ. Họ không thể ngờ được rằng một tàu ngầm lớp Song đang do thám ở cách đó chỉ 9 km. Cần lưu ý rằng, động cơ của tàu ngầm này là của hãng MTU Friedrichshafen của Đức, động cơ hoạt động rất êm nên các hệ thống sonar của USS Kitty Hawk không phát hiện được bất kỳ dấu hiệu nào.
Sự việc này là một sự việc đáng xấu hổ của Hải quân Mỹ, cũng là một cú sốc với phương Tây khi Trung Quốc đã phát triển cho họ một đội tàu ngầm hùng hậu với sự giúp đỡ của Đức. Sự việc trên xảy ra vào năm 2006.
|
Tàu ngầm lớp Song (Tống) của Trung Quốc được cho là trang bị động cơ do Đức chế tạo. |
Gần đây nhất, trong tháng 10/2015, một tàu ngầm Hải quân Trung Quốc đã lặng lẽ theo đuôi tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Ronald Reagan. Các nhà phân tích cho rằng sở dĩ tàu ngầm Trung Quốc có được khả năng "im lặng" như vậy là nhờ động cơ của Đức.
Các công ty của Đức, cùng với các nhà cung cấp vũ khí của Pháp và Anh đã đóng vai trò quan trọng trong việc làm nóng lên mồi lửa quân sự nguy hiểm nhất thế giới. Trong tháng 7 vừa qua. Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của tòa án quốc tế về cái gọi là chủ quyền của họ trên Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp với các nước như Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam. Trung Quốc đã nhanh chóng gia tăng lực lượng hàng hải của họ và xâm nhập vùng biển truyền thống của Nhật Bản, Trung Quốc đã có các cuộc va chạm hàng hải với hầu hết các quốc gia láng giềng của họ cũng như với Mỹ.
Các trường hợp các biệt này đã gây nên cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Tính từ năm 2009, các quốc gia quanh Biển Đông đã gia tăng nhập khẩu vũ khí lên đến 71%, đạt 6,7 tỷ USD trong năm 2015. Trong cuộc chạy đua vũ trang ở Đông Á, các công ty của Đức không chỉ trang bị cho Trung Quốc mà còn cả cho các quốc gia khác có liên quan tới tranh chấp Biển Đông như Brunei, Malaysia hay Việt Nam.
Đây là những mặt tối của ngành công nghiệp xuất khẩu của Đức. Trong năm 2015, Đức đã xuất khẩu các trang bị vũ khí đạt 7,86 tỷ USD, mức cao kỷ lục và gần gấp đôi so với năm 2014. Đức là quốc gia xuất khẩu lớn thứ năm thế giới về trang thiết bị quân sự, sau Mỹ, Nga, Trung Quốc và Pháp.
Doanh số bán hàng của Đức sang Trung Quốc đã làm cho Mỹ và các quốc gia đồng minh ở châu Á lo lắng. Liên minh châu Âu và Mỹ đã có một lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc từ năm 1989. Tuy nhiên, trong khi Mỹ cấm việc xuất khẩu bất kỳ các trang thiết bị vũ khí và thành phần liên quan đến Trung Quốc, thì các kẽ hở ở châu Âu lại lộ rõ.
|
Động cơ của Đức giúp cho hàng chục tàu hộ vệ, khu trục của Trung Quốc hoạt động. |
Việc bán các trang bị vũ khí cho Trung Quốc là bị cấm, tuy nhiên các thành phần, bộ phận với múc đích sử dụng kép cho các mục đích dân sự và quân sự thì bị buông lỏng. Các động cơ "siêu im lặng" MTU có thể sử dụng cho việc đóng tàu dân sự và không nằm trong lệnh cấm của EU. Nhưng đối với Trung Quốc, các động cơ MTU là một thành phần quan trọng để góp phần gia tăng năng lực lực lượng hải quân của họ, chúng không chỉ được trang bị cho tàu ngầm mà còn được trang bị cho các tàu khu trục của Trung Quốc. Động cơ Đức đã được trang bị cho những tàu chiến hiện đại nhất của Trung Quốc như tàu khu trục Lữ Dương, bay giờ chúng đang tuần tra các cùng biển tranh chấp trên Biển Đông.
Các công ty quốc phòng của Pháp và Anh cũng vui vẻ lách luật EU để cung cấp trang trang bị như động cơ phản lực cho máy bay ném bom và công nghệ tàu chiến tiên tiến cho Trung Quốc. Tính từ năm 1990 đến 2015, Pháp đã bán các trang bị vũ khí cho Trung Quốc với giá trị khoảng 4 tỷ USD, theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm. Trong khi đó, nước Anh cùng khoảng thời gian trên cũng bán cho Trung Quốc khoảng 800 triệu USD, và Đức là 259 triệu USD.
Tuy đó chỉ là con số nhỏ bé, nhưng tác động của nó không hề nhỏ, các trang thiết bị hàng hải và động cơ MTU đều bị Trung Quốc sao chép và sản xuất bất hợp pháp đã đóng vai trò quan trọng giúp nước này gia tăng sức mạnh hải quân của họ.
|
Máy bay ném bom JH-7 của Hải quân Trung Quốc trang bị động cơ có nguồn gốc từ Anh. |
Các nhà cung cấp khác của Đức đang làm việc với Trung Quốc là MAN Diesel & Turbo. Các thông tin được đăng tải trên trang web quân sự của Trung Quốc cho rằng, các tàu khu trục nhỏ mới nhất của Trung Quốc như tàu Giang Khải I và II được trang bị cả động cơ của Đức và Pháp. Các tàu chiến này đã tham gia nhiều cuộc tập trận trên Biển Đông. Trong khi đó các công ty MTU và MAN đều cho rằng họ hoạt động đúng luật pháp của EU và Đức.
Các quốcgia đối thủ của Trung Quốc trong cuộc chạy đua vũ trang này cũng quay sang Đức để nâng cấp lực lượng hải quân. Malaysia đã 1,97 tỷ USD để đóng 6 tàu hộ tống lớp Kedah (lớp Meko A-100RMN của Đức). Trong khi đó các công ty Đức cũng đã bán giao tàu pháo cho Brunei. Trong khi đó Singapore cũng đặt hàng hãng ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) của Đức hai tàu ngầm với trị giá khoảng 1,6 tỷ USD và bàn giao vào năm 2020. Cùng lúc đó, Ấn Độ cũng đã nâng cấp lực lượng hàng hải của mình bằng các trang thiết bị của Đức.
Ngày 12 tháng 7, tòa án quốc tế đã tuyên bố bác bỏ cái gọi là chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong đường chín đoạn họ tự vạch ra trên Biển Đông. Thay vì chấp hành phán quyết, Trung Quốc đã ngang ngược bác bỏ phán quyến và trước đó họ đã xây dựng bất hợp pháp các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cần lưu ý rằng các tàu công trình giúp Trung Quốc nạo vét để bồi đắp các đảo nhân tạo là của người Đức, chúng được thiết kế bởi các công ty kỹ thuật Đức - Hà Lan, chúng được đóng trái phép tại Trung Quốc.