Thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào 25/12 năm ngoái, máy bay cánh ngược SR-10 là một trong những dòng máy bay phản lực hiếm hoi được được một công ty hàng không tư nhân Nga phát triển cụ thể hơn ở đây là Văn phòng thiết kế KB SAT. Và ngay từ khi xuất hiện SR-10 đã dành được sự quan tâm đặc biệt từ Không quân Nga.SR-10 được KB SAT phát triển dành cho nhiệm huấn luyện và đào tạo phi công cho các dòng máy bay chiến đấu có trong biên chế của Nga hiện tại, về cơ bản nhiệm vụ của nó tương tự như những chiếc Yak-130. Tuy nhiên điều tạo nên sự đặc biệt của SR-10 chính là thiết kế cánh ngược của nó.Với thiết kế cánh ngược và chỉ được trang bị một động cơ phản lực nhưng SR-10 lại có khả năng cơ động rất lớn khi bay trên không và nó có thể thực hiện các động tác bay phức tạp tương tự các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và cả 4+ như Su-27, Su-35 hay MiG-29.Dù vậy thiết kế này cũng có một số nhược điểm của nó như máy bay dễ mất độ ổn định trên không khi đạt tới một tốc độ giới hạn nào đó bởi chính thiết kế khí động học của nó.Theo KB SAT, toàn bộ phần thân của máy bay cánh ngược SR-10 được làm bằng vật liệu composite giúp máy bay có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến độ bền của phần khung thân.Hiện tại, nguyên mẫu SR-10 đầu tiên đang được KB SAT thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu hàng không Gromov ở Moscow và công ty này đang có kế hoạch đưa vào sản xuất thử nghiệm 16 chiếc SR-10 đầu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2017. Bộ Quốc phòng Nga đang chờ kết quả thử nghiệm từ SR-10 và nếu thành công Moscow sẵn sàng mua trước 4 chiếc để đưa vào trang bị thử nghiệm.Về hệ thống động cơ phản lực, SR-10 được trang bị mẫu động cơ Ivchenko AI-25 khá lỗi thời nếu so với Yak-130 nhưng hiệu suất hoạt động của nó trên SR-10 cũng không quá tệ. SR-10 có tốc độ bay tối đa từ 800-900km/h với tầm hoạt động có thể lên đến 1.500km.Trọng lượng cất cánh tối đa của SR-10 là 3.1 tấn với thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi chuyên dành cho hoạt động huấn luyện.Một trong những lý do nữa khiến SR-10 trở nên hấp dẫn hơn so với Yak-130 và Yak-152 là giá thành của nó ở mức khá thấp chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều so với Yak-130, và đây là điều Không quân Nga cần bởi chi phí thay thế toàn bộ phi đội máy bay huấn luyện phản lực L-39 sẽ không hề nhỏ và không thể hoàn toàn dựa vào Yak-130.Ngoài ra hiện tại SR-10 cũng đang dần được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga trong tương lai. Trong ảnh là buống lái của SR-10, chỗ ngồi phi công cũng được trang bị ghế phóng khẩn cấp K-93.
Thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình vào 25/12 năm ngoái, máy bay cánh ngược SR-10 là một trong những dòng máy bay phản lực hiếm hoi được được một công ty hàng không tư nhân Nga phát triển cụ thể hơn ở đây là Văn phòng thiết kế KB SAT. Và ngay từ khi xuất hiện SR-10 đã dành được sự quan tâm đặc biệt từ Không quân Nga.
SR-10 được KB SAT phát triển dành cho nhiệm huấn luyện và đào tạo phi công cho các dòng máy bay chiến đấu có trong biên chế của Nga hiện tại, về cơ bản nhiệm vụ của nó tương tự như những chiếc Yak-130. Tuy nhiên điều tạo nên sự đặc biệt của SR-10 chính là thiết kế cánh ngược của nó.
Với thiết kế cánh ngược và chỉ được trang bị một động cơ phản lực nhưng SR-10 lại có khả năng cơ động rất lớn khi bay trên không và nó có thể thực hiện các động tác bay phức tạp tương tự các dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và cả 4+ như Su-27, Su-35 hay MiG-29.
Dù vậy thiết kế này cũng có một số nhược điểm của nó như máy bay dễ mất độ ổn định trên không khi đạt tới một tốc độ giới hạn nào đó bởi chính thiết kế khí động học của nó.
Theo KB SAT, toàn bộ phần thân của máy bay cánh ngược SR-10 được làm bằng vật liệu composite giúp máy bay có trọng lượng nhẹ hơn nhưng vẫn không gây ảnh hưởng đến độ bền của phần khung thân.
Hiện tại, nguyên mẫu SR-10 đầu tiên đang được KB SAT thử nghiệm tại trung tâm nghiên cứu hàng không Gromov ở Moscow và công ty này đang có kế hoạch đưa vào sản xuất thử nghiệm 16 chiếc SR-10 đầu tiên trong giai đoạn từ nay đến năm 2017. Bộ Quốc phòng Nga đang chờ kết quả thử nghiệm từ SR-10 và nếu thành công Moscow sẵn sàng mua trước 4 chiếc để đưa vào trang bị thử nghiệm.
Về hệ thống động cơ phản lực, SR-10 được trang bị mẫu động cơ Ivchenko AI-25 khá lỗi thời nếu so với Yak-130 nhưng hiệu suất hoạt động của nó trên SR-10 cũng không quá tệ. SR-10 có tốc độ bay tối đa từ 800-900km/h với tầm hoạt động có thể lên đến 1.500km.
Trọng lượng cất cánh tối đa của SR-10 là 3.1 tấn với thiết kế buồng lái hai chỗ ngồi chuyên dành cho hoạt động huấn luyện.
Một trong những lý do nữa khiến SR-10 trở nên hấp dẫn hơn so với Yak-130 và Yak-152 là giá thành của nó ở mức khá thấp chắc chắn sẽ rẻ hơn nhiều so với Yak-130, và đây là điều Không quân Nga cần bởi chi phí thay thế toàn bộ phi đội máy bay huấn luyện phản lực L-39 sẽ không hề nhỏ và không thể hoàn toàn dựa vào Yak-130.
Ngoài ra hiện tại SR-10 cũng đang dần được hoàn thiện hơn để có thể đáp ứng các yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga trong tương lai. Trong ảnh là buống lái của SR-10, chỗ ngồi phi công cũng được trang bị ghế phóng khẩn cấp K-93.