Tàu khu trục DDG-1000 lớp Zumwalt là lớp tàu mới nhất của Hải Quân Mỹ được thiết kế và đóng bởi công ty General Dynamic tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Work. Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 3 tàu mang tên Đô đốc Elmo Zumwalt, Michael Mansoor và Tổng thống Lyndon B. Jonhson, giá mỗi chiếc khoảng 4,4 tỉ USD.Siêu hạm DDG-1000 Zumwalt được thiết kế tàng hình, góc cạnh để giảm thiểu phản xạ radar. Zumwalt được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế cho Hải quân Mỹ, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” trên toàn bộ con tàu và một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kì nơi nào trên tàu. Sau khi hoàn thành, Zumwalt sẽ là tàu chiến mạnh nhất Hải quân Mỹ cũng như mạnh nhất thế giới ở thời điểm này.Các tàu khu trục đa năng lớp Zumwalt được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bờ, cũng như tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Vì vậy, nó được gọi là tàu khu trục hoàn hảo nhất.Khu trục hạm Zumwalt có chiều dài 183 m, rộng 24,6 m và lượng choán nước gần 15.000 tấn, tàu được trang bị 2 động cơ tuabin khí Rolls-Royce Marine Trent-30 cho tốc độ 30,3 hải lí/giờ (56 km/giờ).Vì tàu thiết kế nhiều hệ thống hoàn toàn tự động nên chỉ cần 148 thủy thủ đoàn, trong khi các tàu chiến Nga cùng loại thì cần 500-700 thủy thủ theo tàu. Tàu có một cơ sở hạ tầng máy tính tự động, đồng bộ và có khả năng tàng hình cao do vỏ tàu được sơn một lớp chống bức xạ sóng radar- biến nó thành một tàu đánh cá nhỏ trên đại dương.Tàu được trang bị radar AN/ SPY-3 đa chức năng cung cấp hiệu suất tìm kiếm mục tiêu cao hơn. Hỏa lực có 2 tháp pháo AGS 155 mm ở trước tháp chỉ huy. Pháo bắn đạn tầm xa có điều khiển LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11 kg và tầm bắn lên tới 154 km với cơ số đạn 750 viên. Đạn LRLAP được xem như một cuộc cách mạng đối với pháo binh và……. 20 modul phóng thẳng đứng MK-57, mỗi modul gồm 4 ống phóng chứa nhiều loại tên lửa như: tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tầm bắn hơn 1000 km; tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow; tên lửa phòng không tầm trung RIM-116 SeaRam; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống ngầm ASROC.Không có gì ngạc nhiên nếu Zumwalt không mang theo tên lửa chống tàu Harpoon, vì Zumwalt được thiết kế để tàng hình, mà tên lửa Harpoon được phóng từ ống phóng nghiêng và thường nằm phía trước tàu, điều này sẽ làm giảm mức độ tàng hình của tàu-điều mà các kĩ sư thiết kế tàu không muốn. Vì vậy nhiệm vụ chống tàu sẽ được giao cho các tàu khu trục Arleigh Buker, tàu tuần dương Ticonderoga hay tàu ngầm tấn công.Trong khi đó ở Nga, Moscow đang cố gắng thoát khỏi hình bóng khổng lồ - tuần dương hạm lớp Kirov để chế tạo một tàu chiến có sức mạnh tương đương nhưng với hệ thống điện tử của thế kỉ 21, nhưng điều đó có vẻ khó khăn khi hiện tại Nga đang khôi phục lại nên kinh tế hậu Xô- Viết. Có lẽ Nga tự tin rằng, chưa có đối thủ nào vượt qua được lớp tuần dương hạm hạt nhân Kirov về kích thước lẫn sức mạnh khủng khiếp mà nó mang theo.Đối thủ của Zumwalt là tuần dương hạm Kirov - được đóng vào những năm 80 của thế kỉ trước, nhiệm vụ của nó là vô hiệu hóa các tàu sân bay của Mỹ. Tàu này thiết kế cho nhiệm vụ tấn công, và đặc biệt nó có hệ thống phòng không cực kì mạnh mẽ.Kirov là tàu tuần dương lớn nhất được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng có 4 tàu được đóng nhưng chỉ có 2 chiếc còn phục vụ. Tàu có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, mớn nước 9,1 m, lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn.Với lượng choán nước lớn như vậy thì nó không thể gọi là tàu tuần dương theo phân loại hiện nay mà theo Nava-technololy , tàu lớp Kirov thuộc loại “battlecruiser” (tức tàu chiến có lượng giãn nước tương đương thiết giáp hạm nhưng không được bọc thép dày như thiết giáp hạm).Kirov là tuần dương hạm duy nhất trên thế giới sử dụng hệ thống động lực hạt nhân. Người ta trang bị cho Kirov 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước GT3A-688 với tổng công suất 144.000 mã lực giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lí/ giờ, phạm vi hoạt động của tàu không giới hạn cho đến khi nào thay nhiên liệu hạt nhân.Hệ thống cảm biến trên tuần dương hạm lớp Kirov rất mạnh và đa dạng gồm có: Radar tìm kiếm mục tiêu trên không Voskhod MR-800 và radar giám sát Fregat MR-710 gắn trên đỉnh tàu. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E3 Tomb Stone và Top Dome cho hệ thống phòng không tầm xa S-300F, 2 radar điều hướng hàng hải Palm Prond, 4 radar điều khiển hỏa lực Bass Tilt cho hệ thống Kashtan, 2 radar điều khiển hỏa lực Bowl Eye cho tên lửa SA-N-4.Kirov là chiến hạm vũ trang mạnh nhất hiện nay với dàn vũ khí đồ sộ gồm có: 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 96 tên lửa tầm xa S-300F (hoặc 48 tên lửa S-300FM trên chiếc Peter Đại Đế), 128 tên lửa phòng không tầm thấp 9K95 Tor, 40 tên lửa phòng không Osa-MA.Với sức mạnh vừa kể trên thì hiện nay chưa có chiến hạm nào vượt qua được Kirov về hỏa lực kể cả siêu khu trục hạm Zumwalt. Nếu đặt lên bàn cân giữa Zumwalt và Kirov thì hỏa lực hoàn toàn thiên về Kirov, còn Zumwalt với sức mạnh về hệ thống điện tử hoàn toàn tự động cùng với thân tàu được thiết kế giảm phản xạ radar. Nhưng bây giờ người ta chú trọng việc thiết kế tàu với hệ thống điện điện tử tiên tiến và tàu phải giảm tiết diện phản xạ radar, sau đó mới ưu tiên hỏa lực tàu mang theo. Vì Kirov thiết kế 30 năm trước nên họ thiết kế cấu trúc thượng tần, nhưng bây giờ thiết kế đó hoàn toàn lỗi thời, vì hệ thống radar của Zumwalt hoàn toàn đưa vào trong để tăng tính tàng hình cho tàu.Kirov được thiết kế để tập trung sức mạnh tấn công, hệ thống phòng không mạnh nhưng hệ thống điện tử radar đã có tuổi đời 30 năm nên việc phát hiện và tìm kiếm mục tiêu không thể nào bằng radar trên Zumwalt. Cho nên trong một trận đánh “solo”, khó có thể nói rằng Kirov có thể dễ dàng hạ gục được DDG-1000 Zumwalt.
Tàu khu trục DDG-1000 lớp Zumwalt là lớp tàu mới nhất của Hải Quân Mỹ được thiết kế và đóng bởi công ty General Dynamic tại nhà máy đóng tàu Bath Iron Work. Hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 3 tàu mang tên Đô đốc Elmo Zumwalt, Michael Mansoor và Tổng thống Lyndon B. Jonhson, giá mỗi chiếc khoảng 4,4 tỉ USD.
Siêu hạm DDG-1000 Zumwalt được thiết kế tàng hình, góc cạnh để giảm thiểu phản xạ radar. Zumwalt được trang bị các công nghệ đem lại nhiều lợi thế cho Hải quân Mỹ, nổi bật nhất là “Hệ thống máy tính tích hợp” trên toàn bộ con tàu và một mạng lưới an toàn độc lập kiểm soát mọi hệ thống tác chiến từ radar đến vũ khí, cho phép hạm trưởng có thể kiểm soát mọi hệ thống từ bất kì nơi nào trên tàu. Sau khi hoàn thành, Zumwalt sẽ là tàu chiến mạnh nhất Hải quân Mỹ cũng như mạnh nhất thế giới ở thời điểm này.
Các tàu khu trục đa năng lớp Zumwalt được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bờ, cũng như tác chiến phòng không và chi viện hỏa lực từ ngoài biển. Ngoài ra, Zumwalt có thể thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa. Vì vậy, nó được gọi là tàu khu trục hoàn hảo nhất.
Khu trục hạm Zumwalt có chiều dài 183 m, rộng 24,6 m và lượng choán nước gần 15.000 tấn, tàu được trang bị 2 động cơ tuabin khí Rolls-Royce Marine Trent-30 cho tốc độ 30,3 hải lí/giờ (56 km/giờ).
Vì tàu thiết kế nhiều hệ thống hoàn toàn tự động nên chỉ cần 148 thủy thủ đoàn, trong khi các tàu chiến Nga cùng loại thì cần 500-700 thủy thủ theo tàu. Tàu có một cơ sở hạ tầng máy tính tự động, đồng bộ và có khả năng tàng hình cao do vỏ tàu được sơn một lớp chống bức xạ sóng radar- biến nó thành một tàu đánh cá nhỏ trên đại dương.
Tàu được trang bị radar AN/ SPY-3 đa chức năng cung cấp hiệu suất tìm kiếm mục tiêu cao hơn. Hỏa lực có 2 tháp pháo AGS 155 mm ở trước tháp chỉ huy. Pháo bắn đạn tầm xa có điều khiển LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11 kg và tầm bắn lên tới 154 km với cơ số đạn 750 viên. Đạn LRLAP được xem như một cuộc cách mạng đối với pháo binh và…
…. 20 modul phóng thẳng đứng MK-57, mỗi modul gồm 4 ống phóng chứa nhiều loại tên lửa như: tên lửa hành trình đối đất Tomahawk, tầm bắn hơn 1000 km; tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow; tên lửa phòng không tầm trung RIM-116 SeaRam; tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống ngầm ASROC.
Không có gì ngạc nhiên nếu Zumwalt không mang theo tên lửa chống tàu Harpoon, vì Zumwalt được thiết kế để tàng hình, mà tên lửa Harpoon được phóng từ ống phóng nghiêng và thường nằm phía trước tàu, điều này sẽ làm giảm mức độ tàng hình của tàu-điều mà các kĩ sư thiết kế tàu không muốn. Vì vậy nhiệm vụ chống tàu sẽ được giao cho các tàu khu trục Arleigh Buker, tàu tuần dương Ticonderoga hay tàu ngầm tấn công.
Trong khi đó ở Nga, Moscow đang cố gắng thoát khỏi hình bóng khổng lồ - tuần dương hạm lớp Kirov để chế tạo một tàu chiến có sức mạnh tương đương nhưng với hệ thống điện tử của thế kỉ 21, nhưng điều đó có vẻ khó khăn khi hiện tại Nga đang khôi phục lại nên kinh tế hậu Xô- Viết. Có lẽ Nga tự tin rằng, chưa có đối thủ nào vượt qua được lớp tuần dương hạm hạt nhân Kirov về kích thước lẫn sức mạnh khủng khiếp mà nó mang theo.
Đối thủ của Zumwalt là tuần dương hạm Kirov - được đóng vào những năm 80 của thế kỉ trước, nhiệm vụ của nó là vô hiệu hóa các tàu sân bay của Mỹ. Tàu này thiết kế cho nhiệm vụ tấn công, và đặc biệt nó có hệ thống phòng không cực kì mạnh mẽ.
Kirov là tàu tuần dương lớn nhất được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Tổng cộng có 4 tàu được đóng nhưng chỉ có 2 chiếc còn phục vụ. Tàu có chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, mớn nước 9,1 m, lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn.Với lượng choán nước lớn như vậy thì nó không thể gọi là tàu tuần dương theo phân loại hiện nay mà theo Nava-technololy , tàu lớp Kirov thuộc loại “battlecruiser” (tức tàu chiến có lượng giãn nước tương đương thiết giáp hạm nhưng không được bọc thép dày như thiết giáp hạm).
Kirov là tuần dương hạm duy nhất trên thế giới sử dụng hệ thống động lực hạt nhân. Người ta trang bị cho Kirov 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3 cung cấp năng lượng cho 2 tuabin hơi nước GT3A-688 với tổng công suất 144.000 mã lực giúp tàu đạt tốc độ tối đa 30 hải lí/ giờ, phạm vi hoạt động của tàu không giới hạn cho đến khi nào thay nhiên liệu hạt nhân.
Hệ thống cảm biến trên tuần dương hạm lớp Kirov rất mạnh và đa dạng gồm có: Radar tìm kiếm mục tiêu trên không Voskhod MR-800 và radar giám sát Fregat MR-710 gắn trên đỉnh tàu. Radar điều khiển hỏa lực 30N6E3 Tomb Stone và Top Dome cho hệ thống phòng không tầm xa S-300F, 2 radar điều hướng hàng hải Palm Prond, 4 radar điều khiển hỏa lực Bass Tilt cho hệ thống Kashtan, 2 radar điều khiển hỏa lực Bowl Eye cho tên lửa SA-N-4.
Kirov là chiến hạm vũ trang mạnh nhất hiện nay với dàn vũ khí đồ sộ gồm có: 20 tên lửa chống hạm P-700 Granit, 96 tên lửa tầm xa S-300F (hoặc 48 tên lửa S-300FM trên chiếc Peter Đại Đế), 128 tên lửa phòng không tầm thấp 9K95 Tor, 40 tên lửa phòng không Osa-MA.
Với sức mạnh vừa kể trên thì hiện nay chưa có chiến hạm nào vượt qua được Kirov về hỏa lực kể cả siêu khu trục hạm Zumwalt. Nếu đặt lên bàn cân giữa Zumwalt và Kirov thì hỏa lực hoàn toàn thiên về Kirov, còn Zumwalt với sức mạnh về hệ thống điện tử hoàn toàn tự động cùng với thân tàu được thiết kế giảm phản xạ radar. Nhưng bây giờ người ta chú trọng việc thiết kế tàu với hệ thống điện điện tử tiên tiến và tàu phải giảm tiết diện phản xạ radar, sau đó mới ưu tiên hỏa lực tàu mang theo. Vì Kirov thiết kế 30 năm trước nên họ thiết kế cấu trúc thượng tần, nhưng bây giờ thiết kế đó hoàn toàn lỗi thời, vì hệ thống radar của Zumwalt hoàn toàn đưa vào trong để tăng tính tàng hình cho tàu.
Kirov được thiết kế để tập trung sức mạnh tấn công, hệ thống phòng không mạnh nhưng hệ thống điện tử radar đã có tuổi đời 30 năm nên việc phát hiện và tìm kiếm mục tiêu không thể nào bằng radar trên Zumwalt. Cho nên trong một trận đánh “solo”, khó có thể nói rằng Kirov có thể dễ dàng hạ gục được DDG-1000 Zumwalt.