Ngày 30/6 vừa rồi là ngày mà cách đây 38 năm về trước, tại nhà máy đóng tàu Sevmash (Liên Xô) đã diễn ra lễ khởi công đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên TK-208 Dmitriy Donskoy thuộc Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon). Đây được xem là lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới với lượng giãn nước khi nổi tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ, khi lặn tương đương với tàu sân bay hạng trung.
Tàu ngầm TK-208 Dmitriy Donskoy chính thức được khởi đóng vào ngày 30/6/1976 tại xưởng Slip 55 ở nhà máy đóng tàu Sevmash, thành phố Severodvinsk bên bờ biển Trắng. Trong ảnh là khung thân tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới đang được xây dựng.
Phải mất 4 năm thì người ta hoàn thành con tàu và chính thức hạ thủy ngày 27/9/1980. Và tới ngày 29/12/1981 thì nó chính thức được đưa vào sử dụng.
Tàu trang bị 2 chân vịt khổng lồ với 7 lá giúp con tàu đạt tốc độ tối đa 22,22 hải lý/h trên mặt nước và 27 hải lý/h dưới mặt nước. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650 với công suất 190MW/chiếc, 2 động cơ tuốc bin khí công suất 37MW/chiếc.
Trong ảnh có thể thấy rõ tỉ lệ người và chân vịt, cánh đuôi ổn định tàu qua đó cho thấy độ vĩ đại của một trong những “kỳ quan” quân sự của Liên Xô.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula có lượng giãn nước 23.200-24.500 tấn khi nổi, 33.800-48.000 tấn khi lặn, dài 175m, rộng 23m, mớn nước 12m, thủy thủ đoàn 160 người.
Tàu ngầm hạt nhân Akula được trang bị kho vũ khí đáng sợ gồm: hệ thống phóng D-19 chứa 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-52 (đạt tầm bắn 8.300km, mang 10 đầu đạn hạt nhân 100-200 kiloton); 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 và tên lửa hành trình RPK-2) cùng một hệ thống tên lửa phòng không.
Trong ảnh, khu nhà màu trắng, bên trái chính là nơi cho ra đời 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula. Tuy nhiên, tới ngày nay chỉ có duy nhất chiếc TK-208 Dmitriy Donskoy còn phục vụ với vai trò thử nghiệm tên lửa đạn đạo thế hệ mới Bulava.
Ngày 30/6 vừa rồi là ngày mà cách đây 38 năm về trước, tại nhà máy đóng tàu Sevmash (Liên Xô) đã diễn ra lễ khởi công đóng tàu ngầm hạt nhân đầu tiên TK-208 Dmitriy Donskoy thuộc Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon). Đây được xem là lớp tàu ngầm lớn nhất thế giới với lượng giãn nước khi nổi tương đương với tàu sân bay hạng nhẹ, khi lặn tương đương với tàu sân bay hạng trung.
Tàu ngầm TK-208 Dmitriy Donskoy chính thức được khởi đóng vào ngày 30/6/1976 tại xưởng Slip 55 ở nhà máy đóng tàu Sevmash, thành phố Severodvinsk bên bờ biển Trắng. Trong ảnh là khung thân tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới đang được xây dựng.
Phải mất 4 năm thì người ta hoàn thành con tàu và chính thức hạ thủy ngày 27/9/1980. Và tới ngày 29/12/1981 thì nó chính thức được đưa vào sử dụng.
Tàu trang bị 2 chân vịt khổng lồ với 7 lá giúp con tàu đạt tốc độ tối đa 22,22 hải lý/h trên mặt nước và 27 hải lý/h dưới mặt nước. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân OK-650 với công suất 190MW/chiếc, 2 động cơ tuốc bin khí công suất 37MW/chiếc.
Trong ảnh có thể thấy rõ tỉ lệ người và chân vịt, cánh đuôi ổn định tàu qua đó cho thấy độ vĩ đại của một trong những “kỳ quan” quân sự của Liên Xô.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula có lượng giãn nước 23.200-24.500 tấn khi nổi, 33.800-48.000 tấn khi lặn, dài 175m, rộng 23m, mớn nước 12m, thủy thủ đoàn 160 người.
Tàu ngầm hạt nhân Akula được trang bị kho vũ khí đáng sợ gồm: hệ thống phóng D-19 chứa 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa RSM-52 (đạt tầm bắn 8.300km, mang 10 đầu đạn hạt nhân 100-200 kiloton); 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Type 53 và tên lửa hành trình RPK-2) cùng một hệ thống tên lửa phòng không.
Trong ảnh, khu nhà màu trắng, bên trái chính là nơi cho ra đời 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 941 Akula. Tuy nhiên, tới ngày nay chỉ có duy nhất chiếc TK-208 Dmitriy Donskoy còn phục vụ với vai trò thử nghiệm tên lửa đạn đạo thế hệ mới Bulava.