Kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, do tình hình kinh tế khó khăn khiến ngân sách quốc phòng Liên bang Nga bị cắt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng mạnh tới việc duy trì sức mạnh quân sự trên bộ, trên không và trên biển. Nếu như dưới thời Liên Xô, hạm đội hải quân có tới hàng chục tới cả trăm tàu ngầm hạt nhân, thì Hải quân Nga ngày nay chỉ còn vẻn vẹn 31 tàu ngầm hạt nhân trong biên chế, trong đó có 11 tàu ngầm hạt nhân cấp chiến lược, mang tên lửa đạn đạo.
Lớn nhất trong số các tàu ngầm hạt nhân cấp chiến lược của Hải quân Nga hiện nay là TK-208 Dmitry Donskoy thuộc Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon). Đây được xem là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo với lượng giãn nước khi nổi 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn – tương đương tàu sân bay hạng trung. Có tổng cộng 6 chiếc được chế tạo, mỗi chiếc trang bị 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39 Rif cho tầm bắn đến 8.300km.
Nhưng cũng do ngân sách quốc phòng hạn chế nên cuối cùng hiện chỉ còn duy nhất chiếc Dmitry Donskoy còn trong biên chế, nhưng lại được dùng để thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Bulava sẽ trang bị cho tàu ngầm chiến lược Project 955 Borey.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDR Kalmar (NATO định danh là Delta-III) được chế tạo từ giữa những năm 1970 dưới thời Liên Xô, hiện chỉ có 3/14 chiếc còn hoạt động. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 13.700 tấn, dài 155m, lặn sâu tối đa 400m, trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29R Vysota.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM (NATO định danh là Delta-IV) là lớp cải tiến từ Delta-III, được chế tạo từ năm 1985-1992, hiện có 6/7 chiếc còn hoạt động. Lớp tàu này có kích thước tương tự Delta-III, nhưng trang bị tên lửa đạn đạo cải tiến mới hơn R-29RMU Sineva tăng tầm bắn lên đến 11.500km.
Mới nhất trong kho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga là 2 tàu ngầm K-535 Yuriy Dolgorukiy và K-550 Aleksandr Nevskiy thuộc Project 955 Borei. Đây cũng được xem là những tàu ngầm hạt nhân chiến lược dưới thời Liên bang Nga. Nước Nga có tham vọng đóng tổng cộng 10 chiếc Borei để thay thế lớp tàu Project 667BDR/BDRM và Project 941.
Project 955 Borei có lượng giãn nước khi nổi 14.720 tấn, khi lặn 24.000 tấn, dài 170m, dài 13,5m. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (có thể phóng tên lửa hành trình) và 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Bulava (mỗi quả lắp 6 đầu đạn MIRV).
Về lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình) của Nga hiện tại có tổng cộng 21 chiếc thuộc 5 kiểu loại. Tất nhiên, chiếm đa số vẫn là các tàu ngầm đóng dưới thời Liên Xô, chỉ có vài chiếc thuộc Project 971 Akula và Project 885 Yasen được đóng dưới thời Liên bang Nga.
Chiếm số lượng lớn trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Nga là những chiếc thuộc Project 949A Antey (NATO định danh là Oscar II), có 6/13 chiếc còn phục vụ, mặc dù có ít nhất 2 chiếc đang trải qua quá trình đại tu lớn, hiện đại hóa. Trong quá trình phục vụ, một trong 13 chiếc Project 949A mang tên K-141 Kursk đã gặp nạn trên biển Barant vào tháng 8/2000 khiến 118 thủy thủ thiệt mạng.
Project 949A có lượng giãn nước khi lặn cỡ 19.400 tấn – từng được xem là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớn nhất thế giới cho tới khi Mỹ đưa vào trang bị lớp Ohio. Tàu được thiết kế với 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 2 ống phóng 650mm cho phép bắn ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu ngầm Tsakra hoặc Vodopad/Veder. Ngoài ra, tàu còn bố trí 24 ống phóng ngiêng chứa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 945A Kondor (NATO định danh là Sierra II), hiện có 2 chiếc phục vụ, dự kiến còn một chiếc nữa sẽ tái gia nhập trong năm nay. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn, dài 111m, thủy thủ đoàn 61 người, thiết kế 4 ống phóng cỡ 650mm và 4 ống phóng cỡ 530mm có thể bắn các loại ngư lôi chống ngầm/hạm nổi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm tầm ngắn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 671RTM Shchuka (NATO định danh là Victor III) được chế tạo dưới thời Liên Xô (tổng cộng có 48 chiếc thuộc 3 biến thể), hiện chỉ còn 4 chiếc trang bị trong Hải quân Nga. Lớp tàu này được thiết kế để bảo vệ hạm đội tàu mặt nước và tấn công tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, tàu có lượng giãn nước khi lặn 7.250 tấn, trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng 533mm cho phép bắn nhiều loại ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm.
Chiếm số lượng lớn nhất trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Nga là các tàu thuộc Project 971 Shchuka B (NATO định danh là Akula), hiện có 8 chiếc thuộc biên chế (trong đó 2 chiếc đang đại tu hiện đại hóa sẽ trang bị trở lại vào năm 2014-2015). Ngoài 8 chiếc trong Hải quân Nga, còn có một chiếc nữa mang tên Nerpa được Ấn Độ thuê trong 10 năm, từ 2011-2020.
Project 971 Shchuka B có lượng giãn nước khi lặn tới 13.800 tấn, dài 113m, thủy thủ đoàn 62 người, trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 4 ống phóng cỡ 650mm cho phép bắn các loại ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm. Trong quá khứ, con tàu này còn có siêu tên lửa hành trình đối đất tầm xa RK-55 Granat, nhưng theo hiệp ước cắt giảm vũ khí Nga – Mỹ thì toàn bộ tên lửa đã bị dỡ bỏ và tiêu hủy.
Tương tự hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược, nước Nga cũng đang nỗ lực hiện đại hóa tàu ngầm hạt nhân tấn công. Mới đây, Hải quân Nga chính thức biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công mới nhất mang tên Severodvinsk thuộc Project 885 Yasen (NATO định danh là Graney). Đây được xem là một trong những tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới, thiết kế với hệ thống vũ khí phá cách, không bố trí ống phóng ngư lôi ở đầu mũi, thay vào đó là tổ hợp định vị thủy âm thế hệ mới.
Project 885 Yasen có lượng giãn nước khi lặn 12.800 tấn, dài 120m, thủy thủ đoàn 90 người, trang bị 10 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 533mm cùng 32 ống phóng thẳng đứng bắn tên lửa hành trình siêu thanh Klub có thể diệt hạm ở cự ly xa đến 660km hoặc mục tiêu mặt đất ở cách xa 900km.
Kể từ sau khi Liên bang Xô Viết tan rã, do tình hình kinh tế khó khăn khiến ngân sách quốc phòng Liên bang Nga bị cắt giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng mạnh tới việc duy trì sức mạnh quân sự trên bộ, trên không và trên biển. Nếu như dưới thời Liên Xô, hạm đội hải quân có tới hàng chục tới cả trăm tàu ngầm hạt nhân, thì Hải quân Nga ngày nay chỉ còn vẻn vẹn 31 tàu ngầm hạt nhân trong biên chế, trong đó có 11 tàu ngầm hạt nhân cấp chiến lược, mang tên lửa đạn đạo.
Lớn nhất trong số các tàu ngầm hạt nhân cấp chiến lược của Hải quân Nga hiện nay là TK-208 Dmitry Donskoy thuộc Project 941 Akula (NATO định danh là Typhoon). Đây được xem là tàu ngầm lớn nhất trên thế giới từng được chế tạo với lượng giãn nước khi nổi 24.500 tấn và khi lặn là 48.000 tấn – tương đương tàu sân bay hạng trung. Có tổng cộng 6 chiếc được chế tạo, mỗi chiếc trang bị 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39 Rif cho tầm bắn đến 8.300km.
Nhưng cũng do ngân sách quốc phòng hạn chế nên cuối cùng hiện chỉ còn duy nhất chiếc Dmitry Donskoy còn trong biên chế, nhưng lại được dùng để thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Bulava sẽ trang bị cho tàu ngầm chiến lược Project 955 Borey.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDR Kalmar (NATO định danh là Delta-III) được chế tạo từ giữa những năm 1970 dưới thời Liên Xô, hiện chỉ có 3/14 chiếc còn hoạt động. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 13.700 tấn, dài 155m, lặn sâu tối đa 400m, trang bị 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa R-29R Vysota.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Project 667BDRM (NATO định danh là Delta-IV) là lớp cải tiến từ Delta-III, được chế tạo từ năm 1985-1992, hiện có 6/7 chiếc còn hoạt động. Lớp tàu này có kích thước tương tự Delta-III, nhưng trang bị tên lửa đạn đạo cải tiến mới hơn R-29RMU Sineva tăng tầm bắn lên đến 11.500km.
Mới nhất trong kho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Nga là 2 tàu ngầm K-535 Yuriy Dolgorukiy và K-550 Aleksandr Nevskiy thuộc Project 955 Borei. Đây cũng được xem là những tàu ngầm hạt nhân chiến lược dưới thời Liên bang Nga. Nước Nga có tham vọng đóng tổng cộng 10 chiếc Borei để thay thế lớp tàu Project 667BDR/BDRM và Project 941.
Project 955 Borei có lượng giãn nước khi nổi 14.720 tấn, khi lặn 24.000 tấn, dài 170m, dài 13,5m. Tàu được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (có thể phóng tên lửa hành trình) và 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới Bulava (mỗi quả lắp 6 đầu đạn MIRV).
Về lực lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công (mang tên lửa hành trình) của Nga hiện tại có tổng cộng 21 chiếc thuộc 5 kiểu loại. Tất nhiên, chiếm đa số vẫn là các tàu ngầm đóng dưới thời Liên Xô, chỉ có vài chiếc thuộc Project 971 Akula và Project 885 Yasen được đóng dưới thời Liên bang Nga.
Chiếm số lượng lớn trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Nga là những chiếc thuộc Project 949A Antey (NATO định danh là Oscar II), có 6/13 chiếc còn phục vụ, mặc dù có ít nhất 2 chiếc đang trải qua quá trình đại tu lớn, hiện đại hóa. Trong quá trình phục vụ, một trong 13 chiếc Project 949A mang tên K-141 Kursk đã gặp nạn trên biển Barant vào tháng 8/2000 khiến 118 thủy thủ thiệt mạng.
Project 949A có lượng giãn nước khi lặn cỡ 19.400 tấn – từng được xem là tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình lớn nhất thế giới cho tới khi Mỹ đưa vào trang bị lớp Ohio. Tàu được thiết kế với 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 2 ống phóng 650mm cho phép bắn ngư lôi, tên lửa hành trình chống tàu ngầm Tsakra hoặc Vodopad/Veder. Ngoài ra, tàu còn bố trí 24 ống phóng ngiêng chứa tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh P-700 Granit.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 945A Kondor (NATO định danh là Sierra II), hiện có 2 chiếc phục vụ, dự kiến còn một chiếc nữa sẽ tái gia nhập trong năm nay. Lớp tàu này có lượng giãn nước khi lặn 9.100 tấn, dài 111m, thủy thủ đoàn 61 người, thiết kế 4 ống phóng cỡ 650mm và 4 ống phóng cỡ 530mm có thể bắn các loại ngư lôi chống ngầm/hạm nổi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm tầm ngắn.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Project 671RTM Shchuka (NATO định danh là Victor III) được chế tạo dưới thời Liên Xô (tổng cộng có 48 chiếc thuộc 3 biến thể), hiện chỉ còn 4 chiếc trang bị trong Hải quân Nga. Lớp tàu này được thiết kế để bảo vệ hạm đội tàu mặt nước và tấn công tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ, tàu có lượng giãn nước khi lặn 7.250 tấn, trang bị 2 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng 533mm cho phép bắn nhiều loại ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm.
Chiếm số lượng lớn nhất trong hạm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công Hải quân Nga là các tàu thuộc Project 971 Shchuka B (NATO định danh là Akula), hiện có 8 chiếc thuộc biên chế (trong đó 2 chiếc đang đại tu hiện đại hóa sẽ trang bị trở lại vào năm 2014-2015). Ngoài 8 chiếc trong Hải quân Nga, còn có một chiếc nữa mang tên Nerpa được Ấn Độ thuê trong 10 năm, từ 2011-2020.
Project 971 Shchuka B có lượng giãn nước khi lặn tới 13.800 tấn, dài 113m, thủy thủ đoàn 62 người, trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và 4 ống phóng cỡ 650mm cho phép bắn các loại ngư lôi và tên lửa hành trình chống tàu ngầm. Trong quá khứ, con tàu này còn có siêu tên lửa hành trình đối đất tầm xa RK-55 Granat, nhưng theo hiệp ước cắt giảm vũ khí Nga – Mỹ thì toàn bộ tên lửa đã bị dỡ bỏ và tiêu hủy.
Tương tự hạm đội tàu ngầm hạt nhân chiến lược, nước Nga cũng đang nỗ lực hiện đại hóa tàu ngầm hạt nhân tấn công. Mới đây, Hải quân Nga chính thức biên chế tàu ngầm hạt nhân tấn công mới nhất mang tên Severodvinsk thuộc Project 885 Yasen (NATO định danh là Graney). Đây được xem là một trong những tàu ngầm hạt nhân hiện đại nhất thế giới, thiết kế với hệ thống vũ khí phá cách, không bố trí ống phóng ngư lôi ở đầu mũi, thay vào đó là tổ hợp định vị thủy âm thế hệ mới.
Project 885 Yasen có lượng giãn nước khi lặn 12.800 tấn, dài 120m, thủy thủ đoàn 90 người, trang bị 10 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 533mm cùng 32 ống phóng thẳng đứng bắn tên lửa hành trình siêu thanh Klub có thể diệt hạm ở cự ly xa đến 660km hoặc mục tiêu mặt đất ở cách xa 900km.