Nhà khoa học Việt nhận tài trợ “khủng” phát triển pin Mặt Trời

Google News

Cơ quan Năng lượng Tái tạo Australia vừa cấp khoản tài trợ lên tới 1 triệu AUD (hơn 17 tỷ đồng) cho dự án phát triển pin Mặt Trời thế hệ mới cho nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Hiếu, Đại học Quốc gia Australia (ANU).

Nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng khoản kinh phí này cho việc phát triển thêm những thiết bị tiên tiến giúp các nhà nghiên cứu đo đạc chính xác hơn tính chất quang điện tử của các vật liệu năng lượng Mặt Trời.
Nha khoa hoc Viet nhan tai tro “khung” phat trien pin Mat Troi
Các nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Hiếu tạo ra đột phá mới giúp phát triển điện Mặt Trời thế hệ mới. 
Công nghệ mới này sẽ là bước tiến trong quá trình khai thác tiềm năng của quang điện như là một nguồn năng lượng sạch, giá cả phải chăng và bền vững cho mọi người.
Theo TS. Nguyễn Trọng Hiếu, phần lớn số tiền trên sẽ được dùng để phát triển các thiết bị máy móc tiên tiến nhất. Số tiền còn lại dùng để đào tạo các nghiên cứu sinh về cách thức vận hành và ứng dụng.
Nhóm nghiên cứu hy vọng đến cuối năm 2021 hoàn thành cơ bản việc lắp đặt các thiết bị và phương pháp đo đạc, sau đó áp dụng vào các vật liệu năng lượng khác nhau do các công ty năng lượng và nhóm nghiên cứu khác cung cấp.
TS. Nguyễn Trọng Hiếu sinh năm 1988, sang Australia học vào đầu năm 2013 với học bổng toàn phần tiến sĩ của ANU về nghiên cứu vật liệu bán dẫn cho pin Mặt Trời.
Năm 2017, TS. Nguyễn Trọng Hiếu sang Mỹ làm việc ở Phòng thí nghiệm quốc gia về năng lượng tái tạo. Đầu năm 2018 đến nay, anh trở về ANU để làm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực công nghệ điện Mặt Trời.
Nha khoa hoc Viet nhan tai tro “khung” phat trien pin Mat Troi-Hinh-2
TS. Nguyễn Trọng Hiếu trong phòng thí nghiệm. 
TS. Nguyễn Trọng Hiếu được biết đến với những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực pin mặt trời có thể giúp cách mạng hóa công nghệ năng lượng Mặt trời.
Theo đó, trong khi đa số các nghiên cứu tập trung vào cải thiện chất lượng của phần lõi bên trong pin Mặt Trời, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Trọng Hiếu lại tập trung vào lớp màng mỏng bên trên của pin, vốn mỏng hơn vài nghìn lần so với tóc người. Lớp vỏ mỏng này dùng để dẫn điện từ pin và bảo vệ phần lõi.
Đầu năm 2018, nhóm nghiên cứu phát hiện lớp vỏ mỏng này có thể phát ra ánh sáng rất đặc biệt. Họ nhanh chóng nhận ra sự hiện diện của các nguyên tử hydro làm thay đổi đáng kể các đặc tính của ánh sáng này. Đây là thông tin mà sau đó có thể được sử dụng để tìm hiều những gì xảy ra bên trong lớp màng mỏng.
Cuối năm 2018, nhóm tiếp tục tìm ra ra một phương pháp để tích hợp các nguyên tử hydro vào lớp màng này để cải thiện chất lượng của toàn bộ pin.
Theo TS. Nguyễn Trọng Hiếu, Hydrogen là nguyên tố nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn nhưng cực kỳ mạnh để chữa lành “vết thương” của vật liệu bán dẫn. Thật không may, trong tự nhiên, nó thường tồn tại ở dạng phân tử (hai nguyên tử liên kết với nhau).
Nha khoa hoc Viet nhan tai tro “khung” phat trien pin Mat Troi-Hinh-3
TS. Nguyễn Trọng Hiếu cho biết sẽ dùng khoảng tiền được tài trợ để hoàn thiện những nghiên cứu về pin Mặt Trời thế hệ mới. 
Nhóm nghiên cứu đã khắc phục điều này bằng cách đặt một vật liệu khác có nhiều hydro nguyên tử lên trên lớp màng, sau đó đẩy các nguyên tử hydro riêng lẻ vào trong màng bằng cách làm nóng mẫu ở 400 độ C.
Những khám phá này là tiền đề để giúp sản xuất pin Mặt Trời silicon mạnh hơn và hiệu quả hơn bởi các nhà khoa học đã biết cách điều khiển hàm lượng hydro bên trong lớp màng để có pin Mặt Trời tốt hơn.

Mời độc giả xem video:Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THDT.


Sơn Hà (TH)

>> xem thêm

Bình luận(0)