1. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là Đệ nhất Quốc tự của Cố đô. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật qúy giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.2. Tọa lạc bên bờ sông Đông Ba, gần cầu Gia Hội, chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn tồn tại ở Cố đô Huế. Xưa kia, chùa là một khu vườn rất đẹp, nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm 1807.Sau khi Miên Tông nối ngôi với niên hiệu Thiệu Trị, vào năm 1844 ông cho xây một ngôi chùa ở nơi mình sinh ra, đặt tên là Diệu Đế Tự và sắc phong làm Quốc tự. Khi mới xây, cảnh chùa rất huy hoàng tráng lệ, được coi là một danh lam của đất kinh kỳ.Trải qua các biến cố lịch sử, đặc biệt vào năm 1882 và năm 1885, hầu hết các kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế đều bị phá hủy, cảnh chùa tang thương đến nao lòng. Đây cũng là số phận của rất nhiều ngôi chùa khi đất nước trước sự xâm lược của giặc.Đến năm 1910, chùa được kiến thiết lại hoàn toàn. Năm 1950 chùa được đại trùng tu một lần nữa. Về cơ bản, diện mạo ngôi chùa hiện tại có từ hai đợt kiến thiết này. Dù không còn giữ được vẻ đẹp của thời hoàng kim, nhưng chùa Diệu Đế vẫn là điểm vãn cảnh nổi bật của Cố đô Huế ngày nay.3. Nằm trên núi Túy Vân, cạnh cửa biển Tư Hiền, (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chùa Thánh Duyên hay còn gọi là chùa Túy Vân là ngôi Quốc tự nằm xa Kinh thành Huế nhất.Theo sử sách, một lần chúa Nguyễn Phúc Tần đi thuyền qua cửa biển Tư Hiền, thấy phong cảnh hữu tình nên chúa cho lập một ngôi chùa nhỏ đặt tên là Mỹ Am Sơn để cầu phúc, an dân. Năm 1825 và 1836, vua Minh Mạng cho xây thêm nhiều công trình, hình thành nên chùa Thánh Duyên.Về kiến trúc, chùa Thánh Duyên được xây dựng theo lối "trùng thiềm điệp ốc". Để lên chùa phải đi qua một đoạn đường núi dốc thoai thoải. Cổng tam quan của chùa nằm ở lưng chừng núi, được xây dựng theo dạng cổ lâu. Kế đến là chính điện xây năm gian hai chái với la thành bao quanh.Phía sau chính điện có lối dẫn lên các công trình tiếp theo ở trên núi là Đại Từ Các trên sườn núi và tháp Điều Ngự ở đỉnh núi Túy Vân. Từ đỉnh núi, có thể ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của đầm Cầu Hai bao quanh chân núi...Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
1. Nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía Tây, chùa Thiên Mụ được mệnh danh là Đệ nhất Quốc tự của Cố đô. Chùa được khởi lập vào năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa đã trải qua nhiều lần tôn tạo, đáng chú ý là năm 1844, nhân dịp mừng lễ “bát thọ” của Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (vợ vua Gia Long, bà nội vua Thiệu Trị), vua Thiệu Trị đã cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là Phước Duyên. Ngày nay tòa tháp là một biểu tượng của Huế.
Với cảnh đẹp tự nhiên và quy mô bề thế, ngay từ thời các chúa Nguyễn, chùa Thiên Mụ đã được mệnh danh là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong. Vào thời Nguyễn, chùa Thiên Mụ được xếp vào 20 thắng cảnh đất Thần Kinh với bài thơ “Thiên Mụ chung thanh” do vua Thiệu Trị sáng tác.
Bên cạnh những công trình kiến trúc độc đáo, chùa Thiên Mụ còn lưu giữ nhiều cổ vật qúy giá về mặt lịch sử và nghệ thuật như chuông đồng, những bức tượng Phật, Hộ pháp… hay những hoành phi, câu đối. Ngày nay, chùa là điểm đến không thể bỏ qua với mỗi du khách khi đến thăm xứ Huế.
2. Tọa lạc bên bờ sông Đông Ba, gần cầu Gia Hội, chùa Diệu Đế là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn còn tồn tại ở Cố đô Huế. Xưa kia, chùa là một khu vườn rất đẹp, nơi Hoàng tử Miên Tông, con vua Minh Mạng, đã ra đời vào năm 1807.
Sau khi Miên Tông nối ngôi với niên hiệu Thiệu Trị, vào năm 1844 ông cho xây một ngôi chùa ở nơi mình sinh ra, đặt tên là Diệu Đế Tự và sắc phong làm Quốc tự. Khi mới xây, cảnh chùa rất huy hoàng tráng lệ, được coi là một danh lam của đất kinh kỳ.
Trải qua các biến cố lịch sử, đặc biệt vào năm 1882 và năm 1885, hầu hết các kiến trúc xưa của chùa Diệu Đế đều bị phá hủy, cảnh chùa tang thương đến nao lòng. Đây cũng là số phận của rất nhiều ngôi chùa khi đất nước trước sự xâm lược của giặc.
Đến năm 1910, chùa được kiến thiết lại hoàn toàn. Năm 1950 chùa được đại trùng tu một lần nữa. Về cơ bản, diện mạo ngôi chùa hiện tại có từ hai đợt kiến thiết này. Dù không còn giữ được vẻ đẹp của thời hoàng kim, nhưng chùa Diệu Đế vẫn là điểm vãn cảnh nổi bật của Cố đô Huế ngày nay.
3. Nằm trên núi Túy Vân, cạnh cửa biển Tư Hiền, (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế), chùa Thánh Duyên hay còn gọi là chùa Túy Vân là ngôi Quốc tự nằm xa Kinh thành Huế nhất.
Theo sử sách, một lần chúa Nguyễn Phúc Tần đi thuyền qua cửa biển Tư Hiền, thấy phong cảnh hữu tình nên chúa cho lập một ngôi chùa nhỏ đặt tên là Mỹ Am Sơn để cầu phúc, an dân. Năm 1825 và 1836, vua Minh Mạng cho xây thêm nhiều công trình, hình thành nên chùa Thánh Duyên.
Về kiến trúc, chùa Thánh Duyên được xây dựng theo lối "trùng thiềm điệp ốc". Để lên chùa phải đi qua một đoạn đường núi dốc thoai thoải. Cổng tam quan của chùa nằm ở lưng chừng núi, được xây dựng theo dạng cổ lâu. Kế đến là chính điện xây năm gian hai chái với la thành bao quanh.
Phía sau chính điện có lối dẫn lên các công trình tiếp theo ở trên núi là Đại Từ Các trên sườn núi và tháp Điều Ngự ở đỉnh núi Túy Vân. Từ đỉnh núi, có thể ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng của đầm Cầu Hai bao quanh chân núi...
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.