Nuốt thủy tinh, thủy ngân vì... cắn nhiệt kế
Theo khảo sát của phóng viên Kiến Thức tại một số bệnh viện nhi và các khoa nhi của một số bệnh viện đa khoa các tỉnh vừa qua có nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do nuốt phải thủy ngân trong ống nhiệt kế hoặc do một giây phút bất cẩn của các bậc cha mẹ.
|
Nhiều trẻ gặp nạn vì cha mẹ bất cẩn |
Chị Nguyễn Thị Nga, Thạch Bình, Nho Quan, Ninh Bình đưa con trai là Nguyễn Hùng Anh 1 tuổi nhập cấp cứu tại viện nhi TƯ khi bé bị sốt, nổi mẩn ngứa khắp người và thường xuyên bị nôn sau khi nuốt phát t
hủy ngân trong kẹp nhiệt độ.
Chị Nga cho biết: “Hôm đó sau khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cho con, tôi quên mất không cất luôn nhiệt kế vào hộp mà để trên bàn. Thằng bé nhìn thấy cái nhiệt kế liền vơ lấy đưa vào miệng. Chưa kịp lấy ra thì đã thấy con cắn khục 1 cái làm nhiệt kế vỡ tan. Thủy ngân trong nhiệt kế chảy ra vào khóe miệng thằng bé.
Lúc đó tôi hoảng quá lao đến giật vội ra, lấy khăn lau miệng cho con đưa con lên viện đa khoa huyện để bác sĩ sơ cứu rửa, nhưng đến chiều thì con vẫn sốt cao, người nổi mẩn đỏ trên người, thỉnh thoảng lại bị nôn và khóc liên tục…”
Theo lời chị Nga cũng may là lượng thủy ngân con chị nuốt vào không nhiều, vì bố mẹ đã nhanh chóng tìm cách xử lý và rửa ruột cho bé. Hơn nữa rất may là mảnh thủy tính của nhiệt kế cũng ko vào miệng nên không gây những tổn thương nghiêm trọng hơn cho bé. Hùng Anh bị sốt, nôn và nổi mẩn là do đang bị sốt phát ban chứ không phải do nhiễm độc thủy ngân. Vì thế sau 2 ngày điều trị tại viện nhi TƯ bé Hùng Anh đã được về nhà.
Không được may mắn như con chị Nga, nhiều bé khác phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì thủy ngân tràn vào phổi. Mảnh thủy tinh găm vào miệng trẻ…
Tình trạng thương tâm đó đã xảy ra với bé NT Trung 4 tháng tuổi ở Hải Hậu, Nam Định. Bé Trung phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do bố mẹ bé xử lý sai cách sau khi con nuốt phải thủy ngân.
Mẹ bé Trung cho biết, do chị sơ ý đã để nhiệt kế thủy ngân gần chỗ con nằm rồi chạy ra ngoài pha sữa. Đến lúc quay vào thì thấy bé đang cầm chiếc nhiệt kế cho vào miệng mút, thật không may là chiếc nhiệt kế đó bị vỡ và Trung đã nuốt hết số thủy ngân vào bụng.
Hoảng quá nên người nhà tìm mọi cách để bé nôn ra. Kết quả là bé bị thủy ngân tràn vào phổi và phải nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch. Rất may là sau đón nhờ các bác sĩ, cháu đã qua cơn nguy hiểm được điều trị để ổn định sức khỏe.
Một trường hợp khác nhập viện do mảnh thủy tinh của nhiệt kế găm đầy vào cánh tay và nách. Cháu bé này bị nạn do quấy khóc nhất định không chịu cho bố mẹ đo nhiệt độ, buộc bố bé phải giữ chặt cánh tay con nhưng ngay sau đó bé càng khóc to hơn và kết quả là do người bố dùng lực quá mạnh, nhiệt kế bị vỡ mảnh thủy tinh găm đầy vào da thịt, canh tay, nách của bé. Kết quả ngay sau đó em bé này đã phải nhập viện để bác sĩ gắp những mảnh thủy tinh ra.
Nhiệt kế thủy ngân thường được dùng để đo nhiệt độ cơ thể ở bên ngoài, tuy nhiên do bất cẩn và không sử dụng đúng cách, loại nhiệt kế này có thể vỡ, gây nguy hiểm đặc biệt cho trẻ em. Thậm chí nhiều người còn bổ sung thêm cho nhiệt kế điện tử nhiều chức năng khác ngoài công dụng khuyến cáo của nhà sản xuất như: đo nhiệt độ nước tắm, đo nhiệt độ sữa… thậm chí làm đồ chơi cho con.
Nuốt thủy ngân nguy hiểm như thế nào?
TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, cho biết: “Thủy ngân tồn tại dưới 2 dạng: kim loại và ion. Thủy ngân dùng cho nhiệt kế là loại kim loại ở thể lỏng, nó không tan trong nước nhưng có thể bốc hơi ở nhiệt độ phòng.
Trong trường trẻ nuốt phải thủy ngân ở nhiệt kế, các bậc cha mẹ không nên mất bình tĩnh, tìm cách gây nôn hay móc họng trẻ vì như thế trẻ dễ sặc làm thủy ngân tràn vào phổi khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
|
Nếu chỉ trẻ nuốt phải thì sẽ không ảnh hưởng nhiều vì nó ít hấp thu qua đường tiêu hóa. Nhưng sẽ rất độc hại nếu trẻ hít thủy ngân vào phổi, hay thủy ngân nhiễm vào máu. Thuỷ ngân dạng rất độc độc ở thể hơi, khi qua đường hô hấp, nó chuyển thành anbuminat hoà tan vào máu.
Nhiệt kế thủy ngân thông thường chỉ đo được ở mức 45 độ C vì thế khi các bậc cha mẹ sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ bình sữa, đo nước tắm cho con với nhiệt độ cao hơn thì nhiệt kế đó sẽ rất dễ vỡ, hoặc gân rạn nứt dẫn tới vỡ vào lần sử dụng sau”.
Theo bác sĩ BS Nguyễn Văn Tú, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BV Nhi TƯ, nếu trẻ chỉ nuốt thủy ngân vào bụng thì không có gì quá nguy hiểm tuy nhiên nếu hít phải thủy ngân vào phổi sẽ rất nguy hiểm, thậm chó nguy hiểm tới tính mạng của trẻ. Hít thủy ngân vào phổi trẻ thường có biểu hiện sốt, ớn lạnh, khó thở, loét miệng, lơ mơ, nôn mửa…
Ngộ độc thủy ngân gây ra bệnh mãn tính có thể gây viêm lợi, chảy nước miếng, rối loạn tâm thần, giật chân tay, hay quên, mất ngủ, tâm lý không ổn định, kém ăn, buồn bã…
Khi hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, khiến nạn nhân bị ho, khó thở, đau tức ngực và có cảm giác đau rát ở phổi. Ngoài ra, nó gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.
Để tránh cho trẻ bị những tai nạn đáng tiếc như cắn vỡ nhiệt kế, nuốt phải thủy ngân...hay các loại hóa chất khác các ông bố bà mẹ nên chú ý nên để những loại hóa chất, thuốc men, chất tẩy rửa, nhiệt kế, vào đúng nơi quy định, nơi trẻ không thế lấy được.
Ngoài ra bạn có thể tự giải độc cơ thể bằng cách sử dụng các thức ăn có đậu xanh hay cà rốt. Đó là các bài thuốc loại bỏ thủy ngân ra khỏi cơ thể rất hữu hiệu. Một chén chè đậu xanh hay một cốc nước cà rốt vừa là cách hay để bồi bổ sức khỏe và thanh lọc cơ thể.
|
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU