TQ ứng dụng công nghệ quân sự cho tàu thăm dò Mặt Trăng

Google News

(Kiến Thức) - Nhiều vũ khí khí tài bí mật sẽ được sử dụng cho tàu thăm dò Mặt Trăng Chang’e-3 của Trung Quốc.

Đó là thông tin mà nhà tư vấn cấp cao chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc Ouyang Ziyuan tiết lộ. Những vũ khí khí tài ở đây có lẽ là phương tiện trinh sát quân sự được ứng dụng trên phương tiện thăm dò bề mặt mặt trăng.
Nhà tư vấn cao cấp cho chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc Ouyang Ziyuan cho biết, đây là lần đầu tiên một vệ tinh của Trung Quốc hạ cánh trên một thiên thể. Ngoài thiết bị camera, Chang’e-3 sẽ mang theo nhiều kính viễn vọng tử ngoại để quan sát các vì sao, dải thiên hà từ Mặt Trăng.
“Kính viễn vọng sẽ giúp Trung Quốc quan sát dải thiên hà xa hơn, rõ hơn và đem đến nhiều khám phá mà không phải chịu sự hạn chế của bầu khí quyển, tầng điện ly, từ quyển ở Mặt Trăng cũng như sự can thiệp từ con người, sự ô nhiễm”, ông Ouyang cho hay.
Tại Diễn đàn Quốc tế về Khám phá Mặt Trăng và Không gian Bắc Kinh lần thứ 1 diễn ra từ ngày 3-6/9, ông Ouyang Ziyuan cho biết, Chang’e-3 cũng sẽ mang theo camera tử ngoại nhằm theo dõi tình hình thay đổi khí hậu của Trái Đất.
“Tàu thăm dò này cũng dự kiến thăm dò 100-200m bên dưới bề mặt Mặt Trăng, điều chưa từng được làm trước đây”, ông Ouyang tiết lộ.
 Tàu thăm dò Mặt Trăng của Trung Quốc sẽ được ứng dụng một số công nghệ quân sự.
Chang’e-3 đã chính thức đi vào giai đoạn phóng sau giai đoạn nghiên cứu và sản xuất. Tàu thăm dò này sẽ được phóng đi từ trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở phía Tây Nam Trung Quốc vào cuối năm nay.
Nhiệm vụ của Chang’e-3 là giai đoạn 2 trong chương trình Mặt Trăng của Trung Quốc – bao gồm quan sát, hạ cánh và trở về Trái Đất.
Tên lửa mang tàu thăm dò đã được thử nghiệm thành công trong khi bên phóng, hệ thống điểu khiển hạ cánh đã sẵn sang cho nhiệm vụ.
Ông Ye Peijian – người đứng đầu chương trình Chang’e-3 cho biết, chương trình khám phá không gian của Trung Quốc sẽ không chỉ dừng ở Mặt Trăng mà các nhà khoa học của nước này đang lên kế hoạch cho việc khám phá Sao Hỏa, Sao Kim và thiên thạch.
Ông Ouyang nói thêm rằng, mục tiêu khoa học của việc khám phá hệ Mặt Trời bao gồm việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, khám phá sâu hơn về thế giới bằng cách khám phá Sao Hỏa, Sao Kim và Sao Mộc, nghiên cứu tác động lên Trái Đất của Hệ Mặt trời, tìm kiếm các nguồn năng lượng tài nguyên mới và chuẩn bị cho sự phát triển tương lai của nhân loại.
Nguyễn Hoàng

Bình luận(0)