Nhiều ngày nay, Mỹ và các đồng minh luôn tuyên bố phát động tấn công quân sự đối với Syria, đồng thời tăng tần suất điều động lực lượng trang bị. Các chuyên gia phân tích cho rằng, nếu sử dụng vũ lực, Mỹ và đồng minh sẽ dựa vào lực lượng hải quân và không quân để tấn công Syria, thay vì gửi lực lượng mặt đất. Cuộc tấn công sẽ chủ yếu dựa vào các tên lửa hành trình từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm được triển khai tại Địa Trung Hải và có thể sử dụng máy bay chiến đấu tiến hành không kích vào Syria. Đối với tàu khu trục Aegis và tàu ngầm hạt nhân tấn công của Quân đội Mỹ trên biển Địa Trung Hải, Hải quân Syria sẽ có hành động gì? Hải quân Syria hiện có khoảng 8.000 quân với hơn 40 tàu chiến các loại và khoảng 30 trực thăng. Ảnh minh họa nước ngoàiTàu chiến lớn nhất của Hải quân Syria là 2 tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 có lượng giãn nước toàn tài 1.150 tấn, dài 81,8m. Tàu chỉ được trang bị pháo 76mm, giàn phóng ngư lôi và rocket săn ngầm. Nhìn chung, tàu chỉ hoạt động bảo vệ vùng biển không thể là đối thủ của chiến hạm tên lửa Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài Hải quân Syria còn được trang bị 2 tàu ngầm phi hạt nhân Project 633 do Liên Xô chế tạo, lượng giãn nước khi lặn 1.830 tấn, trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Có khả năng chống ngầm, chống hạm tương đối tốt nhưng do đã chế tạo từ rất lâu nên độ ồn lớn, dễ bị phát hiện. Ảnh minh họa nước ngoài Đóng vai trò chủ lực trong Hải quân Syria là khoảng 30 tàu tên lửa cỡ nhỏ Project 205/205U lớp Osa. Loại tàu này thích hợp chiến thuật “đánh và chuồn” với ưu thế tốc độ cao, có 4 tên lửa hành trình P-15 Termit. Tuy nhiên, khả năng phòng không kém cỏi, nếu không có sự yểm trợ từ trên không thì khó lòng tiếp cận nổi đội tàu Mỹ. Nhìn chung, năng lực đội tàu chiến đấu mặt nước của Syria rất yếu ớt, không có khả năng tấn công đội tàu Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài Trong khả năng phòng thủ bờ biển thì Hải quân Syria khá mạnh với việc trang bị các hệ thống phòng thủ bờ K-300P Bastion-P trang bị tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Yakhont “đáng sợ”. Tuy nhiên, nếu quân Mỹ không có ý định tiến hành một cuộc đổ bộ thì việc P-800 Yankhont (tầm phóng 300km) khó có thể gây thương vong cho quân Mỹ khi họ đậu cách rất xa bờ biển Syria để phóng tên lửa Tomahawk (tầm phóng hơn 2.000km).
Không quân Syria có khoảng 40.000 quân thường trực, trang bị khoảng 870 máy bay các loại (trong đó có khoảng 570 chiến đấu cơ). Máy bay chiến đấu hiện đại nhất là MiG-29B với số lượng khoảng 75-90 chiếc (một số nguồn cho là chỉ khoảng 30 chiếc), có khả năng tác chiến tương đối cao. Ảnh minh họa nước ngoài MiG-29 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 có tính năng cao, tốc độ siêu thanh do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào những năm 1970. Có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, tính năng gần bằng với F-15, F-16 và F/A-18 đời đầu. Ảnh minh họa nước ngoài Ngoài MiG-29, Không quân Syria còn trang bị các máy bay tiêm kích khác như MiG-25PD, MiG-23, MiG-21. Ảnh minh họa nước ngoài Không quân Syria còn số lượng khá lớn các máy bay cường kích (tấn công mặt đất) gồm các loại Su-24MK, Su-22, MiG-23BN - biến thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất của tiêm kích đánh chặn MiG-23. Trong ảnh là một chiếc cường kích MiG-23BN của Không quân Syria thả bom tấn công quân nổi dậy. Nhìn chung, Hải quân và Không quân Syria không phải là quá mạnh, khó đối đầu trực diện với lực lượng Mỹ hay mở cuộc phản công. Vì thế, trong cuộc chiến này Quân đội Syria chỉ có thể phòng thủ và lực lượng nòng cốt với cuộc phòng thủ là phòng không. Hiện nay, Quân đội Syria được trang bị số lượng lớn hệ thống phòng không S-75 Dvina do Liên Xô cũ chế tạo (NATO định danh là Sam-2). Ảnh minh họa nước ngoài Tên lửa S-75 của Syria vẫn được giữ một lượng đáng kể, được triển khai chủ yếu tại khu vực cao nguyên Golan ở phía Nam, bờ biển Địa Trung Hải. Ảnh minh họa nước ngoài Nhìn chung thì các hệ thống tên lửa S-75 Dvina đã rất lạc hậu, tính kháng nhiễu kém, tính cơ động kém, khí tài cồng kềnh, tầm bắn kém. Ảnh minh họa nước ngoài Trong tay Quân đội Syria còn có vũ khí phòng không chiến lược đó là hệ thống S-200 do Liên Xô chế tạo. Trong ảnh là quả đạn S-200 đã cũ nát bị bỏ lại tại một căn cứ quân sự bị phe nổi dậy tấn công. Theo Hoàn Cầu, số lượng đạn tên lửa S-200 của Quân đội Syria rất ít, có thể chỉ có hơn 40 quả. Trở thành hỏa lực phòng không chiến lược của Syria, tên lửa này được triển khai xung quanh thủ đô Damascus. Tuy được đánh giá đã rất lỗi thời, nhưng trong cuộc xung đột Nga-Gruzia năm 2008, tên lửa S-200 của Quân đội Gruzia vẫn bắn rơi được máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga. Ảnh minh họa nước ngoài Đóng vai trò chủ lực phòng không tầm trung của Syria là các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva/Pechora có tầm phóng 35km, độ cao diệt mục tiêu 18km. Một số hệ thống đã được nâng cấp lên chuẩn mới để tăng sức cơ động. Ảnh minh họa nước ngoài Ngoài S-125, Syria còn có số lượng không nhỏ tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-24km, độ cao từ 50m tới 12km. So với S-125, 2K12 có tính cơ động cao hơn khi tất cả khí tài đặt trên xe bọc thép, hệ thống dẫn đường tốt hơn với đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Ảnh minh họa nước ngoài Hiện đại nhất trong lưới phòng không tầm trung Syria là các hệ thống tên lửa Buk-M2E (khoảng 48 hệ thống) của Nga. Buk M-2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây. Lưới phòng không tầm thấp của Syria gồm các hệ thống pháo và tên lửa tự hành tầm thấp. Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K31 Strela 1 của Syria được đặt trên khung gầm xe bọc thép BRDM, trang bị 4 đạn tên lửa 9M31 có tầm bắn 4,2km, độ cao diệt mục tiêu 3,5km, lắp đầu tự dẫn tương phản hình ảnh.Hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K35 Strela 10 có thể diệt mục tiêu ở cự ly 5km, độ cao diệt mục tiêu 3,5km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc tương phản hình ảnh. Syria được cho là có khoảng 50 hệ thống này. Ảnh minh họa nước ngoài
Hiện đại nhất trong lưới phòng không tầm thấp Syria là hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Nó được thiết kế với 2 pháo phòng không tự động 30mm kết hợp 12 quả tên lửa phòng không cho phép tiêu diệt các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ.
Nhiều ngày nay, Mỹ và các đồng minh luôn tuyên bố phát động tấn công quân sự đối với Syria, đồng thời tăng tần suất điều động lực lượng trang bị. Các chuyên gia phân tích cho rằng, nếu sử dụng vũ lực, Mỹ và đồng minh sẽ dựa vào lực lượng hải quân và không quân để tấn công Syria, thay vì gửi lực lượng mặt đất. Cuộc tấn công sẽ chủ yếu dựa vào các tên lửa hành trình từ tàu chiến mặt nước, tàu ngầm được triển khai tại Địa Trung Hải và có thể sử dụng máy bay chiến đấu tiến hành không kích vào Syria.
Đối với tàu khu trục Aegis và tàu ngầm hạt nhân tấn công của Quân đội Mỹ trên biển Địa Trung Hải, Hải quân Syria sẽ có hành động gì? Hải quân Syria hiện có khoảng 8.000 quân với hơn 40 tàu chiến các loại và khoảng 30 trực thăng. Ảnh minh họa nước ngoài
Tàu chiến lớn nhất của Hải quân Syria là 2 tàu hộ vệ săn ngầm Project 159 có lượng giãn nước toàn tài 1.150 tấn, dài 81,8m. Tàu chỉ được trang bị pháo 76mm, giàn phóng ngư lôi và rocket săn ngầm. Nhìn chung, tàu chỉ hoạt động bảo vệ vùng biển không thể là đối thủ của chiến hạm tên lửa Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài
Hải quân Syria còn được trang bị 2 tàu ngầm phi hạt nhân Project 633 do Liên Xô chế tạo, lượng giãn nước khi lặn 1.830 tấn, trang bị 8 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Có khả năng chống ngầm, chống hạm tương đối tốt nhưng do đã chế tạo từ rất lâu nên độ ồn lớn, dễ bị phát hiện. Ảnh minh họa nước ngoài
Đóng vai trò chủ lực trong Hải quân Syria là khoảng 30 tàu tên lửa cỡ nhỏ Project 205/205U lớp Osa. Loại tàu này thích hợp chiến thuật “đánh và chuồn” với ưu thế tốc độ cao, có 4 tên lửa hành trình P-15 Termit. Tuy nhiên, khả năng phòng không kém cỏi, nếu không có sự yểm trợ từ trên không thì khó lòng tiếp cận nổi đội tàu Mỹ. Nhìn chung, năng lực đội tàu chiến đấu mặt nước của Syria rất yếu ớt, không có khả năng tấn công đội tàu Mỹ. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong khả năng phòng thủ bờ biển thì Hải quân Syria khá mạnh với việc trang bị các hệ thống phòng thủ bờ K-300P Bastion-P trang bị tên lửa hành trình siêu thanh P-800 Yakhont “đáng sợ”. Tuy nhiên, nếu quân Mỹ không có ý định tiến hành một cuộc đổ bộ thì việc P-800 Yankhont (tầm phóng 300km) khó có thể gây thương vong cho quân Mỹ khi họ đậu cách rất xa bờ biển Syria để phóng tên lửa Tomahawk (tầm phóng hơn 2.000km).
Không quân Syria có khoảng 40.000 quân thường trực, trang bị khoảng 870 máy bay các loại (trong đó có khoảng 570 chiến đấu cơ). Máy bay chiến đấu hiện đại nhất là MiG-29B với số lượng khoảng 75-90 chiếc (một số nguồn cho là chỉ khoảng 30 chiếc), có khả năng tác chiến tương đối cao. Ảnh minh họa nước ngoài
MiG-29 là máy bay chiến đấu thế hệ 4 có tính năng cao, tốc độ siêu thanh do Liên Xô nghiên cứu chế tạo vào những năm 1970. Có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn, tính năng gần bằng với F-15, F-16 và F/A-18 đời đầu. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài MiG-29, Không quân Syria còn trang bị các máy bay tiêm kích khác như MiG-25PD, MiG-23, MiG-21. Ảnh minh họa nước ngoài
Không quân Syria còn số lượng khá lớn các máy bay cường kích (tấn công mặt đất) gồm các loại Su-24MK, Su-22, MiG-23BN - biến thể làm nhiệm vụ tấn công mặt đất của tiêm kích đánh chặn MiG-23. Trong ảnh là một chiếc cường kích MiG-23BN của Không quân Syria thả bom tấn công quân nổi dậy.
Nhìn chung, Hải quân và Không quân Syria không phải là quá mạnh, khó đối đầu trực diện với lực lượng Mỹ hay mở cuộc phản công. Vì thế, trong cuộc chiến này Quân đội Syria chỉ có thể phòng thủ và lực lượng nòng cốt với cuộc phòng thủ là phòng không. Hiện nay, Quân đội Syria được trang bị số lượng lớn hệ thống phòng không S-75 Dvina do Liên Xô cũ chế tạo (NATO định danh là Sam-2). Ảnh minh họa nước ngoài
Tên lửa S-75 của Syria vẫn được giữ một lượng đáng kể, được triển khai chủ yếu tại khu vực cao nguyên Golan ở phía Nam, bờ biển Địa Trung Hải. Ảnh minh họa nước ngoài
Nhìn chung thì các hệ thống tên lửa S-75 Dvina đã rất lạc hậu, tính kháng nhiễu kém, tính cơ động kém, khí tài cồng kềnh, tầm bắn kém. Ảnh minh họa nước ngoài
Trong tay Quân đội Syria còn có vũ khí phòng không chiến lược đó là hệ thống S-200 do Liên Xô chế tạo. Trong ảnh là quả đạn S-200 đã cũ nát bị bỏ lại tại một căn cứ quân sự bị phe nổi dậy tấn công.
Theo Hoàn Cầu, số lượng đạn tên lửa S-200 của Quân đội Syria rất ít, có thể chỉ có hơn 40 quả. Trở thành hỏa lực phòng không chiến lược của Syria, tên lửa này được triển khai xung quanh thủ đô Damascus. Tuy được đánh giá đã rất lỗi thời, nhưng trong cuộc xung đột Nga-Gruzia năm 2008, tên lửa S-200 của Quân đội Gruzia vẫn bắn rơi được máy bay ném bom chiến lược Tu-22M của Nga. Ảnh minh họa nước ngoài
Đóng vai trò chủ lực phòng không tầm trung của Syria là các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Neva/Pechora có tầm phóng 35km, độ cao diệt mục tiêu 18km. Một số hệ thống đã được nâng cấp lên chuẩn mới để tăng sức cơ động. Ảnh minh họa nước ngoài
Ngoài S-125, Syria còn có số lượng không nhỏ tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub có thể diệt mục tiêu ở cự ly 3-24km, độ cao từ 50m tới 12km. So với S-125, 2K12 có tính cơ động cao hơn khi tất cả khí tài đặt trên xe bọc thép, hệ thống dẫn đường tốt hơn với đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Ảnh minh họa nước ngoài
Hiện đại nhất trong lưới phòng không tầm trung Syria là các hệ thống tên lửa Buk-M2E (khoảng 48 hệ thống) của Nga. Buk M-2E có khả năng ngắm bắn cùng lúc 4 mục tiêu trong khi đang theo dõi 24 mục tiêu khác. Nó sử dụng đạn tên lửa 9M317 có tầm bắn 3-50km, độ cao tối đa 25km. Hệ thống này chỉ cần 5 phút để triển khai chiến đấu và rút khỏi trận địa sau khi phóng. Thời gian phản ứng của tổ hợp từ khi theo dõi mục tiêu tới khi phóng tên lửa là khoảng 22 giây.
Lưới phòng không tầm thấp của Syria gồm các hệ thống pháo và tên lửa tự hành tầm thấp. Trong ảnh là hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành 9K31 Strela 1 của Syria được đặt trên khung gầm xe bọc thép BRDM, trang bị 4 đạn tên lửa 9M31 có tầm bắn 4,2km, độ cao diệt mục tiêu 3,5km, lắp đầu tự dẫn tương phản hình ảnh.
Hệ thống tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K35 Strela 10 có thể diệt mục tiêu ở cự ly 5km, độ cao diệt mục tiêu 3,5km, dùng đầu tự dẫn hồng ngoại hoặc tương phản hình ảnh. Syria được cho là có khoảng 50 hệ thống này. Ảnh minh họa nước ngoài
Hiện đại nhất trong lưới phòng không tầm thấp Syria là hệ thống pháo – tên lửa phòng không Pantsir-S1. Nó được thiết kế với 2 pháo phòng không tự động 30mm kết hợp 12 quả tên lửa phòng không cho phép tiêu diệt các loại máy bay, trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình có diện tích phản xạ sóng radar nhỏ.