Kẹo cao su - thứ kẹo được hàng triệu người sử dụng mỗi ngày nhưng có lẽ không nhiều người trong số đó biết rằng đó là một thứ tiềm ẩn những nguy hại khủng khiếp cho sức khỏe con người. Chắc hẳn mỗi người trước khi ăn kẹo cao su sẽ không bao giờ đọc trên vỏ kẹo và tìm hiểu xem những chiếc kẹo cao su đó có những thành phần gì.
Với những loại kẹo cao su không đường có thể không gây hại cho sức khỏe, nhưng những loại kẹo cao su có đường thì hoàn toàn ngược lại. Nó sẽ là mối nguy hiểm cho sức khỏe con người nếu sử dụng quá thường xuyên.
Theo các nghiên cứu, trong một viên kẹo cao su có chứa những thành phần nguy hiểm sau: Sorbitol, chất nền gum, Maltitol, Mannitol, BHT, Calcium Casein Peptone-calcium Phosphate, Sodium Stearate, Candelilla Wax, Titanium Dioxide, chất tạo hương nhân tạo và tự nhiên.
|
Ảnh minh họa. |
Hẳn là mọi người đều nghĩ kẹo cao su chẳng thể làm hại gì cho cơ thể. Nhưng nhận định đó là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, những thành phần nguy hiểm trong kẹo cao su khi được cơ thể hấp thụ sẽ đi vào máu, từ đó gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Tất cả các loại kẹo cao su không đường đều được quảng cáo rằng chúng là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo cho những loại kẹo cao su có đường. Người tiêu dùng bị tấn công bởi hàng loạt những thông tin chỉ ra mức độ phá hoại răng của đường, tuy nhiên nhà sản xuất đã hoàn toàn quên rằng, thay vì đường, đường hóa học (aspartame) còn là chất kinh khủng hơn thế.
Aspartame
Aspartame (có mã số là E951) là một loại đường hóa học được dùng thay cho đường tự nhiên trong rất nhiều sản phẩm thực phẩm và dược phẩm. Mặc dù được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm, Mỹ) cấp phép vào năm 1981 và đến nay vẫn được dùng nhiều nhưng có nhiều nhà nghiên cứu xếp aspartame vào hàng độc đệ nhất trong các phụ gia thực phẩm.
Aspartame có thể kết tinh, bột màu trắng, không mùi. Độ ngọt của aspartame cao gấp 200 lần so với đường tự nhiên. Do vậy, chỉ cần một lượng rất nhỏ aspartame cũng cho độ ngọt tương đương như sử dụng đường mía bình thường.
Tuy nhiên, vị ngọt của của aspartame thì hơi khác với vị ngọt của đường kính, chậm hơn lúc đầu, nhưng lại kéo dài lâu hơn. Nếu phối trộn aspartame với acesulfame potassium (acesulfame K) thì cho vị ngọt giống như đường và ngọt hơn đường, nên aspartame thường được dùng kết hợp với acesulfame.
Aspartame là phụ gia thực phẩm tai tiếng hàng đầu. Người ta tính ra có đến 75% khiếu nại, báo cáo gửi về FDA là liên quan đến aspartame với cả 100 tác dụng phụ khác nhau như: chóng mặt, nhức đầu, động kinh, co giật, buồn nôn, mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân, nhịp tim nhanh, mất thị lực, hại thính giác, lo lắng, ù tai, ung thư, dị tật bẩm sinh…
Người mắc bệnh tiểu đường và béo phì hi vọng sử dụng đường hóa học để tránh nguy cơ từ đường mía thì hình như nó lại có tác dụng hoàn toàn ngược lại. Béo phì và tiểu đường lại trầm trọng hơn khi sử dụng aspartame.
Chất nền gum
Đây là thành phần chính trong kẹo cao su, bao gồm rất nhiều các thành phần khác như dầu hỏa, lanolin, glycerin, polyethylene, polyvinyl acetate,… Mặc dù hàm lượng chính xác các chất này trong kẹo cao su vẫn là một bí mật của các nhà sản xuất thì những chất này vẫn được sử dụng để tạo độ mềm và dẻo cho kẹo. Ví dụ như polyvinyl acetate thường được sử dụng như là một chất tạo hồ, áo mưa giấy, tạo độ bóng cho vải. Vậy thử hỏi kẹo cao su có chất này thì còn an toàn hay không?
Sorbitol, Mannitol và Maltitol
Đây là các chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng trong các loại kẹo cao su. Khi cơ thể hấp thụ các chất này đồng nghĩa với việc tạo môi trường thuận lợi cho các vấn đề về sức khỏe phát triển như: tim mạch, đau bụng, tiêu chảy, dị ứng, tiểu đường, tăng cân,...
>>> Mời quý độc giả xem video Những thực phẩm thường gặp nhưng rất độc (nguồn Youtube):