Sơn sửa, vẽ, gắn đá lên móng chân, móng tay, hay đắp móng giả là những cách làm đẹp được không ít chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các nhà khoa học, những hóa chất độc hại dùng trong việc làm đẹp này tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ.
Hơn 10 loại hóa chất độc hại
Sơn hay vẽ móng với các họa tiết, hoa văn hay màu sắc khác nhau dường như đã là mốt lỗi thời, chị em giờ đây có nhiều cách làm đẹp cho móng tay, móng chân với các loại móng giả bằng nhựa hay đề can, phủ nhung, sơn dạ quang, hoặc đính đá, cườm, đất sét màu...
Bạn muốn trông "ngầu" hơn với móng tay sơn dạ quang phát sáng trong bóng tối; hoặc quý phái hơn với móng tay phủ nhung (thực chất là bột sợi vải được nhuộm màu hóa chất); hay cá tính hơn với móng tay đính đá hoặc dính những lát đất sét có màu sắc đẹp, hình thù ngộ nghĩnh;... Tất cả nhu cầu của bạn đều có thể được đáp ứng ở các hiệu nail (làm móng) chỉ với 40.000 - 50.000 VNĐ hoặc ở các tiệm sang hơn giá thành có thể lên đến 100.000 - 200.000 VNĐ/bộ.
Hoặc nếu bạn khéo tay thì cũng có thể tự mua nguyên vật liệu về làm ở các cửa hàng mỹ phẩm hay trên các trang mạng chuyên bán đồ làm nail. Giá cho những cây đất sét màu chỉ khoảng 30.000 VNĐ, được cắt mỏng thành từng lát và đính lên móng tay, móng chân bằng keo.
Những lọ sơn phủ nhung có tới hơn hai chục màu, cũng chỉ chưa đến 40.000 VNĐ/lọ. Chỉ cần sơn trước một lớp màu móng tương ứng với màu nhung, sau đó rắc một lớp bột mịn lên và quét nhẹ phần thừa xung quanh bằng cọ, móng tay dày êm, mềm mại như bông.
Điều đáng lưu ý là tất cả các sản phẩm làm móng đa dạng này đều không nhãn mác, xuất xứ, hay ghi rõ thành phần, hướng dẫn sử dụng. Cứ đẹp, cứ độc là người mua cứ mua, người bán cứ bán. Chẳng ai hỏi và cũng chẳng ai quan tâm đến sự có mặt của các hóa chất độc hại trong các sản phẩm đó, mặc dù ai cũng biết rằng mỗi khi mở lọ sơn móng, nước rửa móng hay hộp bột màu đều nồng nặc mùi hóa chất.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn sản phẩm châu Âu, có đến hơn 10 loại hóa chất độc hại được sử dụng trong các sản phẩm làm móng. Trong đó, phải kể đến aceton, methyl methacrylate monomer (MMA), ethyl methacrylate, acetonitrile, benzen, benzoil peroxide, camphor, DN-butylphthalate, ethyl acetate, formaldehyde, phthalates, tuloene...
|
Ảnh minh họa. |
Nhiễm trùng và các tai biến
TS y khoa Lawrence E. Gibson, chuyên khoa da liễu thuộc Cơ quan y tế Mayo Clinic (Hoa Kỳ) cho biết: Việc sơn hay đắp móng giả ẩn chứa nhiều hậu quả không tốt đối với sức khoẻ móng và cơ thể bạn, chẳng hạn như nấm móng, dị ứng với các hóa chất gốc polyme có trong sản phẩm. Sự ẩm ướt và khoảng tối, dù rất nhỏ, giữa móng tay thật và lớp móng giả đắp lên là môi trường lý tưởng cho nấm và vi khuẩn sinh sôi. Đặc biệt, nếu bạn đang phải sử dụng thuốc hóa trị, hoặc có tiền sử với các bệnh tự miễn, bệnh tuần hoàn máu thì bạn sẽ rất có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn khi dùng móng giả.
TS Phoebe Rich của Đại học Khoa học sức khoẻ Oregon, Hoa Kỳ cho rằng, có 4 nguy cơ mà những người sử dụng móng tay giả phải đối mặt, nhẹ nhất là dị ứng với các hóa chất, nặng hơn là nhiễm trùng và các tai biến khác. Khi móng thật bị mài mòn, lớp bảo vệ cũng mất theo, tạo kẽ hở cho chất bẩn đọng lại nên móng rất dễ bị nhiễm khuẩn và các bệnh nấm.
Chuyên gia Nguyễn Thị Hương, Trung tâm thẩm mỹ Trúc Lâm cho hay: Không chỉ hóa chất dán móng, mà ngay cả việc đắp nhung, đắp đá và đất sét lên móng tay, móng chân cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ móng. Nhất là khi bạn lạm dụng cách làm đẹp này, liên tục thay đổi màu, kiểu móng sẽ khiến móng bị cứng và vàng hoặc sậm màu hơn bình thường. Tốt nhất nên chọn cách làm móng không quá cầu kỳ để giảm thiểu việc tiếp xúc với hóa chất. Và quan trọng nhất là nên giãn cách thời gian giữa các lần làm móng để móng "thở" và có thời gian phục hồi sau mỗi lần tiếp xúc hóa chất.
Aceton có mặt trong các sản phẩm làm móng, thuốc rửa móng. Nhiễm độc acenton có thể gây buồn nôn, đau đầu, ói mửa, nặng hơn có thể nôn ra máu, tim đập nhanh, huyết áp giảm, khó thở, giảm hoạt động thần kinh trung ương, thậm chí có thể dẫn tới hôn mê... MMA được sử dụng nhiều trong việc làm móng giả, có thể gây viêm da, kích thích niêm mạc mắt, mũi họng, gây chóng mặt. MMA cũng có nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu cho thai nhi khi thai phụ tiếp xúc quá lâu với hóa chất này.
|
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU