Thời báo Hoàn Cầu đưa tin, doanh nghiệp hàng không Nga đang chuẩn bị giới thiệu cho Trung Quốc một số loại trực thăng đa dụng mới như Ka-226T và Mi-171A2.
Đây là 2 mẫu thiết kế trực thăng mới của Nga, mẫu Ka-226T thiết kế với kết cấu cánh quạt đồng trục với thiết kế khoang hàng có thể tách rời để mang các kiện hàng quá khổ. Còn Mi-171A2 là một trong những biến thể mới nhất của dòng trực thăng vận tải Mi-8/17 huyền thoại, được ứng dụng công nghệ mới nhất đảm bảo nâng cao độ tin cậy, tính an toàn.
|
Trực thăng Ka-226.
|
Trước đó, nhà máy Ulan-Ude (Công ty Máy bay trực thăng Nga) đã bàn giao cho Trung Quốc 4 trực thăng Mi-171E – biến thể khác của Mi-8/17.
Trực thăng Mi-171E sử dụng động cơ VK-2500 và động cơ phụ Safir cho tốc độ 250km/h, tầm bay tới 610km, chở tới 30-40 lính. Mi-171E được thiết kế đặc biệt để hoạt động tại những khu vực rừng núi ở Trung Đông và châu Á.
Trung Quốc hiện là quốc gia sử dụng nhiều nhất máy bay trực thăng của Nga, trong đó có Mi-8, Mi-17. Hiện số lượng máy bay Mi-17 trong Quân đội Trung Quốc có khoảng 150 chiếc, ngoài ra nước này còn sử dụng máy bay trực thăng hạng nặng Mi-26TC và máy bay trực thăng đa dụng Ka-32A11BC.
|
Dù đã tự sản xuất được dòng trực thăng Z-8/9 nhưng Trung Quốc vẫn mua số lượng lớn Mi-17 Nga.
|
Việc Mi-17 được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc vì nó rất thích hợp với điều kiện địa hình và khí hậu khắc nghiệt. Trực thăng này có nhiệm vụ vận chuyển các loại hàng hoá, bao gồm thuốc men, viện trợ nhân đạo và vật liệu xây dựng…Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong hoạt động cứu hộ, tham gia cứu trợ thiên tai.
Đặc biệt, Mi-17 đã tham gia vào các hoạt động sơ tán và cứu trợ thiên tai tại cuộc động đất ở Vấn Xuyên năm 2013. Các máy bay trực thăng của Nga luôn được đáng giá cao, có độ tin cậy, độ bền và tính linh hoạt.
Có một điều kỳ lạ là trong khi Trung Quốc sao chép rất nhiều vũ khí gồm cả tiêm kích Su-27/30 của Nga. Nhưng với trực thăng Mi-8/17 thì nước này lại không hề sao chép mẫu máy bay này.