Tờ Navy Recognition dẫn lời Giám đốc Cục thiết kế hàng hải Malakhit - Vladimir Dorofeyev cho hay, tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk (K-560) thuộc Project 885 lớp Yasen của Hải quân Nga đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa hành trình Kalibr hiện đại.
Thông tin này được Dorofeye tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn mới đây. Tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk được thiết kế để có thể mang theo ít nhất 40 tên lửa hành trình Kalibr.
|
Hình ảnh tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk phòng thử nghiệm tên lửa hành trình Kalibr.
|
“Đợt thử nghiệm cấp nhà nước lần này được tổ chức nhằm đánh giá khả năng tác chiến của tàu ngầm Severodvinsk khi nó triển khai các tên lửa hành trình Kalibr tấn công các mục tiêu trên biển và mục tiêu mặt đất nằm ven biển,” Dorofeye cho biết.
Các tàu ngầm hạt nhân tấn công thuộc Project 885 và Project 885M do Cục thiết kế hàng hải Malakhit phát triển cũng là các tàu ngầm đầu tiên của Nga được trang bị các ống phóng ngư lôi dọc hai bên thân tàu theo chiều nghiêng nhằm nhường chỗ hệ thống định vị thủy âm thế hệ mới.
Tàu ngầm Severodvinsk và các tàu ngầm cùng lớp khác cũng sẽ được trang bị tổ hợp ống phóng tên lửa thẳng đứng để triển khai tên lửa hành trình Kalibr hay tên lửa chống hạm P-800 Oniks. Và mỗi tàu ngầm thuộc Project 885 được trang bị 10 ống phóng ngư lôi 533m và 8 ống phóng tên lửa thẳng đứng được đặt phía sau tháp điều khiển của tàu ngầm.
|
Tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk (K-560) của Hải quân Nga.
|
Với tên lửa hành trình Kalibr và các biến thể của nó, tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Project 885 có thể thực hiện một loạt nhiệm vụ mới mà các tàu ngầm tấn công hạt nhân của Liên Xô trước đây không thể thực hiện được. Khi nó có thể dễ dàng tấn công mọi mục tiêu trên biển lẫn mặt đất ở khoảng cách lên đến 1.500km.
Theo Dorofeyev, thiết kế tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới của Nga hoàn toàn vượt trội hơn các tàu ngầm tấn công hiện nay của Mỹ. Những tàu ngầm này sẽ giúp Hải quân Nga nâng cao khả năng răn đe hạt nhân chiến lược thông qua các mẫu tên lửa hành trình có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.