Tờ Bưu điện Hoa Nam dẫn nguồn báo chí chính thống Trung Quốc cho biết một chiếc tiêm kích hạm J-15 chuyên hoạt động trên tàu sân bay của nước này đã bị rơi trong lúc bay huấn luyện hồi tháng 4 vừa qua. Như vậy, sự việc đã bị giới chức Trung Quốc giấu kín tới tận bây giờ mới công bố.Cụ thể, theo Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR), tiêm kích hạm J-15 đã bất ngờ gặp sự cố lúc đang tập hạ cánh tại một khu vực mô phỏng đường băng của tàu sân bay.Vụ tai nạn khiến một phi công kỳ cựu của Hải quân Trung Quốc thiệt mạng. "Khi Zhang Chao đang lái chiếc máy bay và tập hạ cánh vào ngày 27/4 vừa qua, anh đã phát hiện có hư hỏng trong hệ thống điện tử điều khiển bay”, CNR cho biết, nói thêm rằng Zhang đã cố cứu máy bay nhưng không thành công.Trước lúc máy bay rơi, phi công đã kích hoạt hệ thống ghế phóng khẩn cấp để thoát ly, nhưng sau đó gặp chấn thương nghiêm trọng gây tử vong.Theo SCMP, vụ tai nạn có thể giáng một đòn nặng nề vào chương trình phát triển tiêm kích hạm J-15 và phủ bóng nghi ngờ lên chương trình tàu sân bay của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong đang sống ở Macau cảnh báo rằng vụ tai nạn cho thấy J-15 có thể chưa đạt tiêu chuẩn máy bay hoạt động trên tàu sân bay và điều này có thể khiến Hải quân Trung Quốc thất vọng.Cũng theo chuyên gia này, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn có thể do lỗi nào đó trong hệ thống điều khiển bay, hoặc lớn hơn là vấn đề trong chất lượng sản xuất máy bay.J-15 là tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay do Tập đoàn sản xuất máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển trên cơ sở mẫu Sukhoi Su-33 của Liên Xô. Mặc dù Trung Quốc không chính thức thừa nhận việc này, nhưng khó chối bỏ được rằng hình dáng của J-15 giống hệt Su-33 hiện vẫn còn hoạt động.Theo một số nguồn tin không chính thức, J-15 được SAC chế tạo với nhiều công nghệ vượt trội Su-33. Với phần khung thân được làm từ vật liệu composite và vật liệu hấp thụ sóng radar giúp giảm trọng lượng và khả năng tàng hình nhẹ, trang bị cảm biến hồng ngoại IRST, radả mạng pha chủ động...J-15 sử dụng động cơ phản lực Thái Hành WS-10A sao chép mẫu AL-31F của Nga, cho tốc độ tối đa 2.100km/h, tầm bay 3.500km, tốc độ leo cao 325m/s, tải trọng vũ khí 8 tấn.Tuy thiết kế cánh mũi đem lại cho máy bay khả năng cơ động cao trong không chiến, nhưng đổi lại khiến thiết kế máy bay bất ổn định, cần hệ thống điều khiển bay phức tạp. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến J-15 gặp nạn.
Tờ Bưu điện Hoa Nam dẫn nguồn báo chí chính thống Trung Quốc cho biết một chiếc tiêm kích hạm J-15 chuyên hoạt động trên tàu sân bay của nước này đã bị rơi trong lúc bay huấn luyện hồi tháng 4 vừa qua. Như vậy, sự việc đã bị giới chức Trung Quốc giấu kín tới tận bây giờ mới công bố.
Cụ thể, theo Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR), tiêm kích hạm J-15 đã bất ngờ gặp sự cố lúc đang tập hạ cánh tại một khu vực mô phỏng đường băng của tàu sân bay.
Vụ tai nạn khiến một phi công kỳ cựu của Hải quân Trung Quốc thiệt mạng. "Khi Zhang Chao đang lái chiếc máy bay và tập hạ cánh vào ngày 27/4 vừa qua, anh đã phát hiện có hư hỏng trong hệ thống điện tử điều khiển bay”, CNR cho biết, nói thêm rằng Zhang đã cố cứu máy bay nhưng không thành công.
Trước lúc máy bay rơi, phi công đã kích hoạt hệ thống ghế phóng khẩn cấp để thoát ly, nhưng sau đó gặp chấn thương nghiêm trọng gây tử vong.
Theo SCMP, vụ tai nạn có thể giáng một đòn nặng nề vào chương trình phát triển tiêm kích hạm J-15 và phủ bóng nghi ngờ lên chương trình tàu sân bay của Trung Quốc. Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong đang sống ở Macau cảnh báo rằng vụ tai nạn cho thấy J-15 có thể chưa đạt tiêu chuẩn máy bay hoạt động trên tàu sân bay và điều này có thể khiến Hải quân Trung Quốc thất vọng.
Cũng theo chuyên gia này, nguyên nhân gây ra vụ tai nạn có thể do lỗi nào đó trong hệ thống điều khiển bay, hoặc lớn hơn là vấn đề trong chất lượng sản xuất máy bay.
J-15 là tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay do Tập đoàn sản xuất máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển trên cơ sở mẫu Sukhoi Su-33 của Liên Xô. Mặc dù Trung Quốc không chính thức thừa nhận việc này, nhưng khó chối bỏ được rằng hình dáng của J-15 giống hệt Su-33 hiện vẫn còn hoạt động.
Theo một số nguồn tin không chính thức, J-15 được SAC chế tạo với nhiều công nghệ vượt trội Su-33. Với phần khung thân được làm từ vật liệu composite và vật liệu hấp thụ sóng radar giúp giảm trọng lượng và khả năng tàng hình nhẹ, trang bị cảm biến hồng ngoại IRST, radả mạng pha chủ động...
J-15 sử dụng động cơ phản lực Thái Hành WS-10A sao chép mẫu AL-31F của Nga, cho tốc độ tối đa 2.100km/h, tầm bay 3.500km, tốc độ leo cao 325m/s, tải trọng vũ khí 8 tấn.
Tuy thiết kế cánh mũi đem lại cho máy bay khả năng cơ động cao trong không chiến, nhưng đổi lại khiến thiết kế máy bay bất ổn định, cần hệ thống điều khiển bay phức tạp. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến J-15 gặp nạn.