Nga khẳng định không bán công nghệ BrahMos cho Trung Quốc

Google News

(Kiến Thức) - Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga khẳng định không tham gia vào quá trình phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc.

Tạp chí RIR dẫn lời một nguồn tin quân sự thân cận với Viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia của Nga cho hay, NPO không hề có bất kỳ sự hợp tác về mặt quân sự hay liên quan đến việc phát triển mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 vừa được Trung Quốc giới thiệu tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014. Trước đó một quan chức khác của liên doanh BrahMos Aerospace cũng khẳng định thông tin này.
Liên doanh BrahMos Aerospace một trong nhiều công ty thuộc chương trình hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ, cụ thể là viện thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia (NPOM) của Nga và cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO). Đây cũng là công ty đã phát trển mẫu tên lửa hành trình siêu âm BrahMos, một trong vũ khí chiến lược của Quân đội Ấn Độ.
Nga khang dinh khong ban cong nghe BrahMos cho Trung Quoc
 Mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 được trưng bày tại triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải 2014.
Theo đó, NPOM tin rằng, các tên lửa hành siêu âm như BrahMos được sản xuất tại Ấn Độ hay Yakhont được sản xuất tại Nga, không có bất cứ điểm chung nào với mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc. Ngoại trừ mang hình dáng bên ngoài tương tự.
Dựa trên các bức ảnh chụp CX-1 cho thấy nó mang hình dáng gần như giống hoàn toàn với các mẫu tên lửa hình siêu âm do Nga phát triển trước đây, thậm chí một số nguồn tin còn cho biết rằng CX-1 có tốc độ bay và phạm vi tấn công tương tự với các tên lửa của Nga. Tuy nhiên các quan chức cấp cao của Nga lại cho rằng, điều này không nói lên việc CX-1 đã sử dụng công nghệ tên lửa Nga và còn rất nhiều thông số khác cần phải được so sánh trước khi đưa ra thông tin chính thức.
Nga khang dinh khong ban cong nghe BrahMos cho Trung Quoc-Hinh-2
 Các chuyên gia quân sự Nga khẳng định không có chuyện Nga bán công nghệ tên lửa BrahMos cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, phía Nga khẳng định rằng, không có chuyện các công nghệ tên lửa của Yakhont và BrahMos đã được chuyển giao cho Trung Quốc, việc Trung Quốc sao chép các công nghệ bên ngoài nước này không phải là chuyện hiếm.
"Đơn cử như các bản sao của điện thoại Iphone, bạn không thể sản xuất một chiếc điện thoại có có hình dáng tương tự gắn lên đó một quả táo và bảo nó là sản phẩm chính hãng của Apple được. Việc bắt chước hình dáng và thiết kế bên ngoài là khá dễ nhưng quan trọng nhất vẫn là thiết kế bên trong một chiếc tên lửa. Nó không đơn giản như bề ngoài của mình", vị quan chức nói.
Không những chỉ có phía Nga mà cả Ấn Độ cũng cho rằng, tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc hoàn toàn khác biệt với BrahMos của Ấn Độ. Một nguồn tin thân cận với liên doanh BrahMos Aerospace tiết lộ với RIR cho hay, thiết kế đầu đạn phía trước của CX-1 lớn hơn nhiều nếu so sánh với BrahMos, bên cạnh đó CX-1 cũng được trang bị một động cơ đẩy hoàn toàn khác với mẫu động cơ đẩy Ramlet của BrahMos.
Nga khang dinh khong ban cong nghe BrahMos cho Trung Quoc-Hinh-3
 Nhiều khả năng CX-1 được phát triển dựa trên mẫu tên lửa hành trình siêu âm Moskit mà Trung Quốc mua được từ thời Liên Xô.
Các quan chức Ấn Độ cho biết, trong quá trình Trung Quốc mua các tàu khu trục thuộc Project 956E và 956EM từ Liên Xô, nước này đã được chuyển giao một số lượng lớn các tên lửa hành trình siêu thanh P-270 Moskit với tầm bắn lên tới 120km vào thời điểm đó trong đó. Sau đó vào năm 2000, phía Nga cũng tiếp tục cung cấp các tên lửa hành trình trên cho Trung Quốc. Và đây có thể nguồn gốc của tên lửa hành trình siêu âm CX-1 của Trung Quốc sau này với một số thay đổi nhất định.
Việc Trung Quốc giới thiệu mẫu tên lửa hành trình siêu âm CX-1, đã gây lên một làn sóng chỉ trích dữ dội Nga từ giới truyền thông Ấn Độ. Khi có nhiều nguồn tin cho rằng Nga đã "phản bội" Ấn Độ khi bán công nghệ tên lửa BrahMos cho Trung Quốc.
Trà Khánh

Bình luận(3)

Minh Hiền

tuyến nẻm

Nếu nói TQ tự sản xuất được tên lửa giống hoàn toàn bramos, tôi không tin. Nhưng thực tế về vụ này như thế nào thì chỉ có Nga và TQ là người hiểu rõ nhất. Hết

Minh Hiền

Linh Hằng

"Chiếc áo không làm nên Thầy tu, bộ râu không làm nên nhà thông thái". Chỉ có Trung Quốc biết hó là cái gì, một siêu phẩm hợp tác giữa Ấn và Nga lại bị sao chép dễ dàng thế thì không có gì trên đời này TQ không làm được. Kết luận rằng TQ có mọi thứ mà thế giới có, ít nhất cũng là cái vỏ.

Minh Hiền

Tùng Lâm

Với trình độ kỹ thuật của Nga, nếu TQ có đủ tiền thì nó sẽ chế riêng một bản tính năng tương tự của Ấn, chứ chẳng dại gì lấy thiết kế của liên doanh Ấn-Nga bán cho TQ, chẳng nhẽ không muốn bán Vũ khí cho ai nữa sao, hãy đặt mình vào vị trí nhà sản xuất xuất khẩu hàng chục tỷ đô vũ khí hàng năm để suy nghĩ các bạn nhé