Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới bên ngoài – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
Thực tế, hiện nay Ấn Độ đã sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất có tiềm năng lớn dành cho xuất khẩu gồm: máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas; hệ thống tên lửa phòng không Akash; tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar và tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu thanh BrahMos. Và những vũ khí này rất có thể phù hợp với Việt Nam.
Trong đó, Tejas là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do Cục Phát triển Hàng không không gian (ADA) thiết kế và Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất với mục tiêu thay thế tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Đáng lưu ý là Việt Nam đang trong quá trình loại biên chế dần tiêm kích MiG-21 đã hết hạn sử dụng và Tejas có thể là ứng viên sáng giá để đảm nhiệm vai trò của MiG-21 trong Không quân Việt Nam.
Tejas được đánh giá là có tính cơ động rất cao, tốc độ siêu âm, nhỏ gọn và nhẹ nhất trong lớp máy bay chiến đấu hiện đại. Nó có khả năng mang 4,2 tấn vũ khí trên 8 giá treo gồm các hệ tên lửa-bom của cả Nga, Ấn Độ, Mỹ, Israel.
Trong lĩnh vực phòng không, Ấn Độ đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung cơ động Akash với nhiều tính năng hiện đại, không thua kém nhiều so với Nga - Mỹ. Một khẩu đội của Akash bao gồm 4 đài radar mạng pha bị động 3D và 4 bệ phóng (mỗi bệ 3 tên lửa) cho phép theo dõi 64 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 12 mục tiêu.
Đạn tên lửa của hệ thống Akash nặng 720kg, dài 5,78m, tốc độ Mach 2,5, tầm bắn khoảng 30km, đánh chặn mục tiêu ở độ cao 18km. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không (thay thế tên lửa S-75, S-125) và Akash trong tương lai gần có thể là ứng viên phù hợp.
Trong lực lượng tên lửa đối đất, Việt Nam đang sở hữu bệ phóng và các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng thì Scud đã khá lạc hậu về nhiều điểm và Prahaar của Ấn Độ có thể là lựa chọn phù hợp để thay thế. Prahaar là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được đánh giá là có giá cả phải chăng, phản ứng nhanh, độ chính xác cao. Một bệ phóng của hệ thống Prahaar có thể chứa đến 6 quả tên lửa nặng 1,28 tấn, dài 7,3m, lắp đầu đạn thông thường nặng 200kg, đạt tầm bắn 150km, dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar hình ảnh pha cuối đem lại độ chính xác cao.
BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất thế giới do hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác phát triển.Tên lửa nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg, đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km.
BrahMos đã được phát triển thành công các biến thể phóng từ tàu chiến, trên đất liền và đang chuẩn bị thử nghiệm phóng từ Su-30MKI. Đáng lưu ý, các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có cùng khung thân với Su-30MKI, do đó nó hoàn toàn có thể tích hợp BrahMos. Rõ ràng, BrahMos là thứ vũ khí mà có khả năng cao nhất có thể xuất khẩu trong trang bị của Quân đội Việt Nam. Thực tế, từ cuối năm 2013 đã có thông tin Việt Nam bày tỏ việc muốn sở hữu tên lửa siêu thanh BrahMos, tuy nhiên sau đó phía Ấn Độ đã bác bỏ thông tin này.
Trong nhiều năm qua, Ấn Độ luôn giữ danh hiệu là quốc gia nhập khẩu nhiều vũ khí nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nền công nghiệp quốc phòng Ấn Độ đang ngày một mạnh mẽ hơn với tham vọng vươn ra thế giới bên ngoài – xuất khẩu vũ khí tới các nước đồng minh hoặc các quốc gia không có xung đột lợi ích với Ấn Độ.
Thực tế, hiện nay Ấn Độ đã sở hữu một danh sách dài các loại vũ khí nội địa do nước này tự sản xuất có tiềm năng lớn dành cho xuất khẩu gồm: máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas; hệ thống tên lửa phòng không Akash; tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Prahaar và tên lửa hành trình chống tàu tốc độ siêu thanh BrahMos. Và những vũ khí này rất có thể phù hợp với Việt Nam.
Trong đó, Tejas là mẫu tiêm kích đa năng hạng nhẹ do Cục Phát triển Hàng không không gian (ADA) thiết kế và Tập đoàn Hindustan Aeronautics Limited (HAL) sản xuất với mục tiêu thay thế tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Đáng lưu ý là Việt Nam đang trong quá trình loại biên chế dần tiêm kích MiG-21 đã hết hạn sử dụng và Tejas có thể là ứng viên sáng giá để đảm nhiệm vai trò của MiG-21 trong Không quân Việt Nam.
Tejas được đánh giá là có tính cơ động rất cao, tốc độ siêu âm, nhỏ gọn và nhẹ nhất trong lớp máy bay chiến đấu hiện đại. Nó có khả năng mang 4,2 tấn vũ khí trên 8 giá treo gồm các hệ tên lửa-bom của cả Nga, Ấn Độ, Mỹ, Israel.
Trong lĩnh vực phòng không, Ấn Độ đã chế tạo thành công hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung cơ động Akash với nhiều tính năng hiện đại, không thua kém nhiều so với Nga - Mỹ. Một khẩu đội của Akash bao gồm 4 đài radar mạng pha bị động 3D và 4 bệ phóng (mỗi bệ 3 tên lửa) cho phép theo dõi 64 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 12 mục tiêu.
Đạn tên lửa của hệ thống Akash nặng 720kg, dài 5,78m, tốc độ Mach 2,5, tầm bắn khoảng 30km, đánh chặn mục tiêu ở độ cao 18km. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hiện đại hóa hệ thống tên lửa phòng không (thay thế tên lửa S-75, S-125) và Akash trong tương lai gần có thể là ứng viên phù hợp.
Trong lực lượng tên lửa đối đất, Việt Nam đang sở hữu bệ phóng và các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn Scud do Liên Xô sản xuất. Tuy nhiên, sau nhiều năm sử dụng thì Scud đã khá lạc hậu về nhiều điểm và Prahaar của Ấn Độ có thể là lựa chọn phù hợp để thay thế. Prahaar là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn được đánh giá là có giá cả phải chăng, phản ứng nhanh, độ chính xác cao.
Một bệ phóng của hệ thống Prahaar có thể chứa đến 6 quả tên lửa nặng 1,28 tấn, dài 7,3m, lắp đầu đạn thông thường nặng 200kg, đạt tầm bắn 150km, dùng hệ dẫn đường quán tính kết hợp radar hình ảnh pha cuối đem lại độ chính xác cao.
BrahMos là tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh được đánh giá là nguy hiểm bậc nhất thế giới do hãng NPO Mashinostroeyenia (Nga) và Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác phát triển.Tên lửa nặng 3 tấn, dài 8,4m, đường kính thân 0,6m, lắp đầu đạn xuyên giáp nặng 300kg, đạt tốc độ tối đa Mach 2,8 (gần gấp 3 lần vận tốc âm thanh), tầm bắn xa đến 290km.
BrahMos đã được phát triển thành công các biến thể phóng từ tàu chiến, trên đất liền và đang chuẩn bị thử nghiệm phóng từ Su-30MKI. Đáng lưu ý, các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có cùng khung thân với Su-30MKI, do đó nó hoàn toàn có thể tích hợp BrahMos. Rõ ràng, BrahMos là thứ vũ khí mà có khả năng cao nhất có thể xuất khẩu trong trang bị của Quân đội Việt Nam. Thực tế, từ cuối năm 2013 đã có thông tin Việt Nam bày tỏ việc muốn sở hữu tên lửa siêu thanh BrahMos, tuy nhiên sau đó phía Ấn Độ đã bác bỏ thông tin này.