Bật mí tính năng tên lửa Trung Quốc “nhái” Yakhont Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Loại tên lửa diệt hạm CX-1 mà Trung Quốc giới thiệu tại Chu Hải giống hệt "sát thủ diệt hạm" P-800 Yakhont mà Việt Nam đang sử dụng.

Tại triển lãm hàng không Chu Hải 2014 (China Airshow 2014) diễn ra tại thành phố Chu Hải, Trung Quốc, các công ty nước chủ nhà đã mang đến rất nhiều vũ khí trang bị hiện đại. Một trong những loại vũ khí gây sự chú ý lớn nhất là tên lửa hành trình siêu âm được định danh là CX-1.
Điều kỳ lạ ở CX-1 là nó có bố trí khí động học và kết cấu hình dánh rất giống với tên lửa hành trình chống tàu Oniks (biến thể xuất khẩu cho Việt Nam là P-800 Yakhont) của Nga và tên lửa Brahmos do Nga - Ấn Độ hợp tác chế tạo. Từ dòng chữ CX-1 trên thân tên lửa có thể biết được chủng loại của tên lửa, mà theo chương trình tin tức CCTV của Trung Quốc thì “CX” cũng chính là viết tắt của tên lửa hành trình tầm xa.
Bat mi tinh nang ten lua Trung Quoc “nhai” Yakhont Viet Nam
Tên lửa CX-1 được cho là “nhái” lại P-700 Granit do của Nga.
Theo các thông tin được công bố tại triển lãm, CX-1 là tên lửa hành trình siêu âm, có nhiều tính năng ưu việt, đạt tốc hành trình tối đa lên tới Mach 2,8-3; ở tầng độ cao thấp thấp tên lửa đạt tốc độ khoảng Mach 2,2-2,4. Tên lửa này có trọng lượng 7 tấn, sải cánh 2,6m, đầu đạn 750 kg, tầm bắn xa nhất 625 km. CX-1 được thiết kế để tấn công các mục tiêu kích cỡ lớn trên biển như tàu sân bay.
Nếu quan sát từ bên ngoài có thể thấy tên lửa CX-1 sử dụng bố trí cửa hút khí nằm ở đầu quả đạn. Đặc điểm của cách bố trí này là kết cấu tương đối đơn giản, khả năng tương thích và phối hợp của thân tên lửa với cửa hút khí tương đối thuận lợi. Ngoài ra cũng có lợi cho việc giảm thể tích và đường kính của tên lửa, cũng như có lợi cho việc lắp đặt tên lửa vào phóng, đặc biệt là hệ thống phóng thẳng đứng.
Tuy nhiên nhược điểm của cửa hút khí là tính cơ động tương đối thấp, mặt khác cửa hút khí chiếm khoảng không gian tương đối lớn của tên lửa ảnh hưởng đến radar. Theo đó, radar dẫn đường pha cuối chỉ có thể lắp ráp bên ngoài nón cửa hút khí, do không gian nón tương đối nhỏ ảnh hưởng kích thước và công suất máy phát của radar.
Bat mi tinh nang ten lua Trung Quoc “nhai” Yakhont Viet Nam-Hinh-2
Tên lửa CX-1 của Trung Quốc lần đầu xuất hiện tại triển lãm.
Nhìn từ vị trí động cơ của tên lửa CX-1 có thể thấy, tên lửa này sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm giống với tên lửa Oniks của Nga, kết hợp với sử dụng cánh tỷ lệ cạnh tương đối nhỏ. Tên lửa này không có thiết bị đẩy phụ, có nghĩa là nó hoàn toàn sử dụng động cơ phản lực tĩnh siêu âm.
Căn cứ vào thông tin công khai liên quan đến hệ thống vũ khí tên lửa CX-1 tại triển lãm Chu Hải trên mạng Viện nghiên cứu công nghệ tên lửa đẩy Trung Quốc thì hệ thống tên lửa CX-1 sử dụng xe mang thiết bị phóng cơ động (cũng có thể thích ứng với thiết bị phóng trên tàu), có thể tấn công các loại tàu mặt nước như tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tuần dương của đối phương, đồng thời nó cũng có cả khả năng tấn công đối đất.
Tâm điểm tính năng của tên lửa CX-1 là chống hạm hoặc trở thành phương thức quan trọng tấn công đối hải trên bờ trên tàu. Cùng với tính năng chống hạm, thì tên lửa CX-1 còn có tính năng tấn công đối đất.
Nói chung, hệ thống dẫn đường của tên lửa chống hạm tầm trung luôn là sự kết hợp của dẫn đường quán tính đoạn (INS) + dẫn đường radar chủ động đoạn cuối. Nhưng trong quá trình sản xuất, lắp ráp, kiểm soát tiêu chuẩn và liên kết ban đầu của hệ thống dẫn đường quán tính đoạn giữa, lỗi của thiết bị quán tính không thể loại bỏ hoàn toàn.
Hệ thống tấn công này sẽ có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu cố định mặt đất như cơ sử hạ tầng quân sự, địa điểm quân sự, điểm thông tin liên lạc quan trọng, mục tiêu di động trên biển như tàu mặt nước hạng vừa và nhỏ, tàu cao tốc, mục tiêu cơ động mặt đất như xe thiết giáp trong phạm vi 50 – 290km. Tất nhiên chỉ huy của hệ thống tấn công này này vẫn phải sự hỗ trợ của hệ thống chỉ huy thông tin hóa C4ISR do hệ thống chỉ huy kiểm soát, trinh sát không người lái hợp thành.
Bằng Hữu

Bình luận(2)

Minh Hiền

Mẫn

Nhờ vậy mà giờ mình mới biết được những thông tin quý như thế này. Mà sao những thông tin mật như thế này lại lọt vào Trung Quốc được ta. Khó hiểu quá à.

Minh Hiền

Vĩnh

Sao toàn là làm nhái không vậy. Bó tay với Trung quốc luôn đó giỏi sao không tự sáng tạo đi toàn là bắt chước không à. Thấy mà ghét luôn.