Mỹ "muối mặt" cầu viện Nga giúp bảo dưỡng trực thăng

Google News

(Kiến Thức) - Mỹ có thể sẽ phải tiếp tục việc hợp tác với Nga, để tiếp tục duy trì hoạt động số trực thăng họ Mi-17 tại Afghanistan.

Tờ Sputnik của Nga đưa tin hôm 4/12 cho hay, Mỹ đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các công ty quốc phòng của Nga, để có thể bảo trì số trực thăng Mi-17 đang hoạt động ở Afghanistan. Mặc dù điều này đi trái lại với đạo luật ngăn chặn mọi chương trình hợp tác quân sự giữa hai nước mà Quốc hội Mỹ áp đặt, tuy nhiên đạo luật trên chỉ có hiệu lực vào năm 2015.
Dù lệnh cấm trên vẫn được duy trì với bất cứ hợp đồng nào giữa Bộ quốc phòng Mỹ và công ty xuất nhập khẩu vũ khí nhà nước Rosoboronexport của Nga, và chỉ có một ngoại lệ duy nhất là với các hợp đồng bảo trì trực thăng tại Afghanistan.
 Bộ quốc phòng Mỹ khó mà có thể dứt tình với Nga tại chiến trường Afghanistan.
Theo đạo luật ủy quyền quốc phòng của Mỹ vào 2015, mọi chương trình hợp tác quân sự giữa Quân đội Mỹ và Nga đều bị cấm, ngoại trừ các chương trình có liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia quan trọng của Mỹ.
Và thỏa thuận bàn giao những chiếc trực thăng Mi-17 cuối cùng giữa Nga và Mỹ cho Afghanistan đã kết thúc vào hôm 29/10.
Nga đã xuất khẩu tổng cộng 63 chiếc trực thăng vận tải đa năng Mi-17 cho Afghanistan kể từ năm 2001, dựa trên một hợp đồng được ký kết giữa công ty Rosoboronexport của Nga và Bộ quốc phòng Mỹ.
 Nga không chỉ cung cấp vũ khí cho Mỹ tại Afghanistan, mà còn là đồng minh chiến lược của Mỹ tại đây.
Nhưng sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Mỹ đã bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt vũ khí đối với các công ty vũ khí của Nga trong đó có cả Rosoboronexport. Khi mà châu Âu và Mỹ đều cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên lệnh cấm trên lại loại trừ các hợp đồng chuyển giao và bảo trì số trực thăng Mi-17 ở Afghanistan.
Với lý do là các trực thăng do Nga chế tạo là một phần quan trọng trong nỗ lực chung trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế giữa Nga và Mỹ. Ngoài việc chuyển giao các máy bay mới, phía Nga cũng sẽ đảm bảo việc cung cấp các phụ tùng thay thế cũng như đảm nhận việc bảo trì số trực thăng trên tại nhà máy sửa chữa hàng không Novosibirsk.
Trà Khánh

Bình luận(1)

Minh Hiền

trang

Mỹ đặt ra "cấm hợp tác quân sự với Nga", nhưng chỉ cấm những cái gì có lợi cho Mỹ và gây bất lợi cho Nga, còn cái gì mà Mỹ buộc phải cần đến Nga thì không bị cấm. Vậy Mỹ là cái gì mà cho mình có những cái quyền kỳ quặc vậy? Châu Âu cũng theo đuôi Mỹ khi áp dụng trừng phạt Nga toàn diện, nhưng khi Nga trừng phạt lại thì châu Âu lại phản đối Nga vi phạm luật thương mại. Như dự án "Dòng chảy phương Nam" cung cấp khí đốt cho châu Âu, khi Nga tuyên bố ngừng dự án thì châu Âu vội vã tuyên bố dự án vẫn có thể được tiếp tục thực hiện, tức là dự án đó vẫn rất quan trọng cho an ninh năng lượng của châu Âu. Thế mới biết Mỹ và châu Âu luôn có chính sách hai mặt, chỉ muốn "lợi mình hại người" thôi.