Hải quân Đài Loan vừa giới thiệu một mẫu bệ phóng di động cho tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Hùng Phong 3 (Brave Wind) tại triển lãm Công nghệ Hàng không và Quốc phòng Đài Bắc (TADTE). Triển lãm sẽ diễn ra từ 15/8 đến 18/8.
Việc thiết kế bệ phóng di động cho phép triển khai Hùng Phong 3 phóng đi từ đất liền bên cạnh việc phóng từ tàu chiến. Và đây có thể gọi đó là một trong thành thành phần của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển hoàn chỉnh.
Quan chức Viện Khoa học và Công nghệ Chung Sơn (CSIST) cho biết, đạn tên lửa Hùng Phong 3 từ bệ phóng di động trên bộ cũng giống như tên lửa được trang bị cho các tàu chiến. Tên lửa Hùng Phong 3 được trang bị cho các khinh hạm lớp Perry của Đài Loan, tàu tuần tra lớp Ching Chiang, tàu khu trục lớp Kidd và có thể là tàu cao tốc tên lửa thế hệ mới.
Tuy nhiên thông tin về biến thể trên bộ của Hùng Phong 3 không xuất hiện cho đến khi bệ phóng kể trên xuất hiện.
Gia đình tên lửa chống tàu Hùng Phong được viện CSIST của Quân đội Đài Loan sản xuất. Quan chức CSIST cho biết, toa moóc được Đài Loan tự sản xuất nhưng xe tải DAF được Tập đoàn Paccar của Hà Lan cung cấp.
Tên lửa Hùng Phong 2E đối đất cũng vừa được Đài Loan đặt lên xe tải và toa moóc tương tự. Tuy nhiên, xe phóng Hùng Phong 2E được ngụy trang thành xe tải dân sự với tên “Hãng chuyển phát nhanh Chim Đỏ” và sơn màu xanh nhạt.
|
Tên lửa hành trình chống tàu sân bay Hùng Phong 3.
|
Tên lửa Hùng Phong 3 sử dụng hệ thống động cơ phản lực tính siêu âm (ramjet) cho phép nó đạt tốc độ vượt âm thanh, 2.300km/h và tầm bắn lên tới 130km. Tại triển lãm TADTE năm 2011, CSIST trưng bày Hùng Phong 3 với bức tranh tường cho thấy mẫu tên lửa này đánh chìm tàu sân bay mới của Trung Quốc, Liêu Ninh.
Trung Quốc hiện có hơn 1.000 tên lửa tầm ngắn ngắm vào Đài Loan bao gồm các mẫu tên lửa DF-11/15 và một số tên lửa hành trình. Mặc dù chính phủ Đài Loan đang kêu gọi giảm số lượng tên lửa nhưng các phân tích và quan chức chính phủ cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục nâng cấp và tăng số lượng tên lửa cũng như đặt thêm nhiều loại tên lửa dọc eo biển giữa Bắc Kinh và Đài Bắc.
Quan chức quốc phòng Mỹ trả lời tờ Defense News cho biết, Mỹ không ngăn cấm Đài Loan sản xuất những hệ thống tên lửa tiên tiến khi các tên lửa của vùng lãnh thổ này không vi phạm Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR): nghiêm cấm các tên lửa và vật thể bay không người lái có thể chở theo 500kg và có tầm xa 300km.