Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ. Tất cả các thiết bị đều được đặt trong tòa nhà 2 tầng được bọc sắt và tất nhiên là nằm dưới sự bảo vệ nghiêm nghặt của binh lính.
Hệ thống màn hình hiện sóng (hiển thị mục tiêu mà radar phát hiện) bên trong đài radar. Việc vận chuyển trạm radar này tới địa điểm lắp đặt cần 2 toa xe 8 bánh, 128 xe vận tải KRAZ-2556, 150 trực thăng V-22 hoặc 22 vận tải cơ hạng trung An-22.
Toàn bộ trạm radar được lắp ráp bởi đội kỹ thuật chỉ 45 người, trong vòng 210 ngày thì hoàn thành.
Tủ thiết bị điện trong tòa nhà vận hành hệ thống radar cảnh báo.
Nơi đây có lẽ từng khá nhộn nhịp với hoạt động của binh lính, sĩ quan vận hành hệ thống.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, cũng như nhiều căn cứ quân sự, các loại vũ khí chiến lược, các trạm radar cảnh báo này lần lượt ngừng hoạt động do một phần lỗi thời và bản thân các quốc gia tiếp nhận hệ thống (từng là thành viên Liên Xô) không cần thiết hoặc không đủ khả năng duy trì P-70 Lena-M.
Cảnh hoang tàn bên trong trạm đài radar P-70 Lena-M.
Hầu hết các thiết bị điện tử tối mật một thời giờ đã bị phá hỏng hoàn toàn.
Nhiều khối máy móc bị tháo ném ra bên ngoài.
Thiết bị điện bên trong.
Lắp bên trong tòa nhà 2 tầng là các hệ thống radar và kể cả nguồn cung cấp điện năng.
Không ai trông coi và dường như chính quyền sở tại cũng không phá dỡ những trạm đài radar này. Đây có lẽ hệ thống cung cấp điện năng.Trên tường có dán một số hình ảnh và thông số kỹ thuật về các loại máy bay Mỹ, gồm cả siêu trinh thám cơ SR-71 BlackBird. Những bức tường bên trong tòa nhà như bị đốt cháy, đập phá.
Nhà vệ sinh.
Poster tuyên truyền về lực lượng vũ trang Liên Xô.
Một số tài liệu về máy bay cường kích phương Tây.
Kiến trúc thú vị nhất, kỳ vĩ nhất trong hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa P-70 Lena-M chính là hệ thống anten thu/phát sóng nằm ở trên nóc tòa nhà bọc sắt.
Radar sử dụng hệ thống anten đơn cỡ lớn làm nhiệm vụ phát và thu sóng phản xạ với diện tích bề mặt 850m2 và kích thước cao vài chục mét.
Khung trạm anten này có quay 360 độ, góc nâng 20 độ. Để quay hệ thống anten khổng lồ này thì bệ anten thiết kế bánh xe, kết nối với hệ thống cung cấp điện tòa nhà để quay quét mục tiêu.
Với hệ thống anten này, P-70 Lena-M có tầm hoạt động xa nhất tới 2.300km, độ cao bắt mục tiêu cao nhất tới 160km.
Một trong những “mắt thần” quan trọng nhất trong mạng lưới cảnh báo sớm chống máy bay, tên lửa bảo vệ lãnh thổ Liên Xô giờ nằm trơ trọi một mình ở trên điểm cao, tiếp tục chịu phơi sương gió cho tới ngày chính quyền sở tại để mắt tới và quyết định phá dỡ hay tu bổ làm điểm thăm quan?
Nhằm cung cấp khả năng cảnh báo sớm tầm xa chống lại máy bay đối phương xâm nhập vào lãnh thổ Liên Xô và hỗ trợ các khẩu đội tên lửa tầm xa, từ năm 1960, Cục thiết kế SKB (Liên Xô) bắt đầu nghiên cứu phát triển hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa mang tên P-70 Lena-M (trong ảnh).
Chương trình phát triển chính thức hoàn thiện năm 1968 khi radar hoàn tất cuộc thử nghiệm và được chấp nhận đưa vào trang bị. Có tất cả 11 đài radar cảnh báo sớm P-70 Lena-M được chế tạo và triển khai ở nhiều khu vực khác nhau trong Liên bang Xô Viết và kể cả quốc gia đồng minh, như Mông Cổ.
Tất cả các thiết bị đều được đặt trong tòa nhà 2 tầng được bọc sắt và tất nhiên là nằm dưới sự bảo vệ nghiêm nghặt của binh lính.
Hệ thống màn hình hiện sóng (hiển thị mục tiêu mà radar phát hiện) bên trong đài radar.
Việc vận chuyển trạm radar này tới địa điểm lắp đặt cần 2 toa xe 8 bánh, 128 xe vận tải KRAZ-2556, 150 trực thăng V-22 hoặc 22 vận tải cơ hạng trung An-22.
Toàn bộ trạm radar được lắp ráp bởi đội kỹ thuật chỉ 45 người, trong vòng 210 ngày thì hoàn thành.
Tủ thiết bị điện trong tòa nhà vận hành hệ thống radar cảnh báo.
Nơi đây có lẽ từng khá nhộn nhịp với hoạt động của binh lính, sĩ quan vận hành hệ thống.
Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, cũng như nhiều căn cứ quân sự, các loại vũ khí chiến lược, các trạm radar cảnh báo này lần lượt ngừng hoạt động do một phần lỗi thời và bản thân các quốc gia tiếp nhận hệ thống (từng là thành viên Liên Xô) không cần thiết hoặc không đủ khả năng duy trì P-70 Lena-M.
Cảnh hoang tàn bên trong trạm đài radar P-70 Lena-M.
Hầu hết các thiết bị điện tử tối mật một thời giờ đã bị phá hỏng hoàn toàn.
Nhiều khối máy móc bị tháo ném ra bên ngoài.
Thiết bị điện bên trong.
Lắp bên trong tòa nhà 2 tầng là các hệ thống radar và kể cả nguồn cung cấp điện năng.
Không ai trông coi và dường như chính quyền sở tại cũng không phá dỡ những trạm đài radar này.
Đây có lẽ hệ thống cung cấp điện năng.
Trên tường có dán một số hình ảnh và thông số kỹ thuật về các loại máy bay Mỹ, gồm cả siêu trinh thám cơ SR-71 BlackBird.
Những bức tường bên trong tòa nhà như bị đốt cháy, đập phá.
Nhà vệ sinh.
Poster tuyên truyền về lực lượng vũ trang Liên Xô.
Một số tài liệu về máy bay cường kích phương Tây.
Kiến trúc thú vị nhất, kỳ vĩ nhất trong hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa P-70 Lena-M chính là hệ thống anten thu/phát sóng nằm ở trên nóc tòa nhà bọc sắt.
Radar sử dụng hệ thống anten đơn cỡ lớn làm nhiệm vụ phát và thu sóng phản xạ với diện tích bề mặt 850m2 và kích thước cao vài chục mét.
Khung trạm anten này có quay 360 độ, góc nâng 20 độ. Để quay hệ thống anten khổng lồ này thì bệ anten thiết kế bánh xe, kết nối với hệ thống cung cấp điện tòa nhà để quay quét mục tiêu.
Với hệ thống anten này, P-70 Lena-M có tầm hoạt động xa nhất tới 2.300km, độ cao bắt mục tiêu cao nhất tới 160km.
Một trong những “mắt thần” quan trọng nhất trong mạng lưới cảnh báo sớm chống máy bay, tên lửa bảo vệ lãnh thổ Liên Xô giờ nằm trơ trọi một mình ở trên điểm cao, tiếp tục chịu phơi sương gió cho tới ngày chính quyền sở tại để mắt tới và quyết định phá dỡ hay tu bổ làm điểm thăm quan?