Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Itar-Tass tại triển lãm LIMA-2013 về khả năng Trung Quốc sao chép công nghệ của các loại tàu ngầm phi hạt nhân Amur 1650, Tổng Giám đốc Cục thiết kế Rubin Igor Vilnit nói rằng, khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra.
Về vấn đề liên quan đến việc Trung Quốc mua Amur 1650, ông Vilnit cho rằng việc bán Amur cần phải được quyết định trên lĩnh vực chính trị.
Liên minh đóng tàu thống nhất Nga không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ mua tàu ngầm tấn công tối tân Amur 1650. Hiện, Amur đã nhận được sự quan tâm của nhiều nước, nhiều khu vực và nhiều lục địa.
|
Trung Quốc thực sự thèm khát công nghệ tối mật trên tàu ngầm Amur 1650?. Ảnh minh họa |
Trước đó, truyền thông Trung Quốc từng đưa tin Nga đã ký thỏa thuận cung cấp 4 tàu ngầm Lada (biến thể xuất khẩu gọi là Amur 1650) và 24 Su-35 cho nước này. Tuy nhiên, ngay lập tức phía Nga đã lên tiếng bác bỏ thông tin này.
Amur 1650 là biến thể xuất khẩu tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Lada. Hiện nay mới chỉ có một chiếc Lada duy nhất mang tên Saint-Peterburga đã hạ thủy và chạy thử nghiệm. Tuy nhiên, con tàu hiện gặp phải một số vấn đề về động cơ hệ thống tác chiến.
Về phần biến thể xuất khẩu Amur 1650 mới chi có mặt…trên giấy. Theo thông tin từ nhà thiết kế, Amur 1650 trang bị máy phóng ngư lôi 533mm có thể bắn tên lửa chống tàu siêu thanh và ngư lôi chống ngầm.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: