Cận cảnh một cặp rắn mối giao phối “lộ thiên”.Ở vùng nông thôn miền Tây, trẻ con hay xách ná thun đi bắn rắn mối để nướng rơm ăn chơi. Nhưng hiện nay cũng có nhiều người nuôi rắn mối thương phẩm.Rắn mối đực có đặc điểm đầu to, chân khỏe, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông. Rắn mối cái có đặc điểm đầu nhỏ, di chuyển chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.Rắn mối 2 tháng sinh sản một lần, mỗi lần sinh được từ 8 đến 12 con. Người nuôi thường chia tỉ lệ đực cái là 1:1 để tăng khả năng thụ thai của rắn cái. Trong những viên gạch này, nếu lỗ gạch nào thò ra 2 cái đuôi tức rắn đực và cái đang giao phối.Hai cái đầu từ bên trong lỗ gạch của một cặp đang “yêu” nhau.Nhiều cặp rắn mối cùng giao phối theo phong cách "việc ai nấy làm".Một con rắn mối sau "cuộc yêu" thì nằm luôn tại chỗ, mặc cho phía trên mình con rắn đực giao phối với con cái khác.Kể cả khi bị bắt lên tay, những chú rắn đang giao phối vẫn... mặc kệ.Được quý ông gọi là “sung dược”, món rắn mối ngon nhất là khi nướng rơm, còn trong nhà hàng thì chế biến cầu kỳ hơn một chút cũng chỉ là nướng muối ớt, xào xả ớt, hoặc chiên giòn. Rắn mối ngoài giá trị dinh dưỡng còn có công dụng trị nhiều bệnh, như đau lưng, hen xuyễn, đau nhức cơ thể, vô sinh...Theo dân gian, rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng cao, tương tự như thịt con cóc chuyên cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng ăn để mau lớn. Người lớn ăn rắn mối cũng để bồi bổ sức khỏe.Trong con rắn mối cũng như các loại rắn nói chung, quý ông đặc biệt thích phần đuôi và cho rằng giá trị dinh dưỡng nằm cao nhất ở đây. Thịt rắn mối trắng, thớ thịt vừa dai dai lại vừa ngọt lừ, thơm nức mũi.
Cận cảnh một cặp rắn mối giao phối “lộ thiên”.
Ở vùng nông thôn miền Tây, trẻ con hay xách ná thun đi bắn rắn mối để nướng rơm ăn chơi. Nhưng hiện nay cũng có nhiều người nuôi rắn mối thương phẩm.
Rắn mối đực có đặc điểm đầu to, chân khỏe, không có những đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông. Rắn mối cái có đặc điểm đầu nhỏ, di chuyển chậm chạp và có nhiều đốm trắng chạy dọc theo hai bên hông.
Rắn mối 2 tháng sinh sản một lần, mỗi lần sinh được từ 8 đến 12 con. Người nuôi thường chia tỉ lệ đực cái là 1:1 để tăng khả năng thụ thai của rắn cái. Trong những viên gạch này, nếu lỗ gạch nào thò ra 2 cái đuôi tức rắn đực và cái đang giao phối.
Hai cái đầu từ bên trong lỗ gạch của một cặp đang “yêu” nhau.
Nhiều cặp rắn mối cùng giao phối theo phong cách "việc ai nấy làm".
Một con rắn mối sau "cuộc yêu" thì nằm luôn tại chỗ, mặc cho phía trên mình con rắn đực giao phối với con cái khác.
Kể cả khi bị bắt lên tay, những chú rắn đang giao phối vẫn... mặc kệ.
Được quý ông gọi là “sung dược”, món rắn mối ngon nhất là khi nướng rơm, còn trong nhà hàng thì chế biến cầu kỳ hơn một chút cũng chỉ là nướng muối ớt, xào xả ớt, hoặc chiên giòn. Rắn mối ngoài giá trị dinh dưỡng còn có công dụng trị nhiều bệnh, như đau lưng, hen xuyễn, đau nhức cơ thể, vô sinh...
Theo dân gian, rắn mối là một vị thuốc bổ, có giá trị dinh dưỡng cao, tương tự như thịt con cóc chuyên cho trẻ em còi xương, suy dinh dưỡng ăn để mau lớn. Người lớn ăn rắn mối cũng để bồi bổ sức khỏe.
Trong con rắn mối cũng như các loại rắn nói chung, quý ông đặc biệt thích phần đuôi và cho rằng giá trị dinh dưỡng nằm cao nhất ở đây. Thịt rắn mối trắng, thớ thịt vừa dai dai lại vừa ngọt lừ, thơm nức mũi.