Gọi “taxi” qua Uber hoạt động thế nào?
Mới đây sở Giao thông Vận tải TP HCM có kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải và Tổng cục đường bộ để có chỉ đạo là rõ tính pháp lý của loại hình dịch vụ tạm gọi là “taxi” thông qua ứng dụng Uber trên điện thoại di động. Xung quanh loại hình dịch vụ có vẻ mới mẻ này lộ diện những nghi vấn về mặt pháp luật.
|
Dùng dòng điện thoại Smartphone gọi “taxi” thông qua ứng dụng Uber – là loại hình mới tại TP.HCM, có nhiều tiện lợi nhưng lộ diện nhiều vấn đề pháp lý.
|
Dùng dòng điện thoại Smartphone gọi “taxi” thông qua ứng dụng Uber – là loại hình mới tại TP.HCM, có nhiều tiện lợi nhưng lộ diện nhiều vấn đề pháp lý
Được biết, tính cho đến thời điểm hiện nay, loại hình kinh doanh tạm gọi là taxi thông qua ứng dụng Uber trên điện thoại di động đã có mặt ở TP HCM và đang ý định phát triển ra các tỉnh thành khác?
Nhiều nước trên thế giới loại hình cho thuê xe dưới hình thức kinh doanh taxi “chui” này đã bị cấm. Nhưng ở Việt Nam, cụ thể thì ở TP HCM thì đang phát triển, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng không ít đến hoạt động của các hãng taxi, vốn từ trước đến nay hoạt động theo kiểu truyền thống.
Hiệp hội taxi TP HCM mới đây cũng có kiến nghị gửi đến UBND TP HCM đề nghị xem xét tính hợp pháp của dịch vụ “taxi Uber".
Theo tìm hiểu, người có nhu cầu đi xe có thể dùng ứng dụng Uber trên điện thoại di động để đăng ký hành trình. Hệ thống của Uber sẽ kết nối thông báo với 1 chủ xe gần đó. Uber sẽ phản hồi cho khách biết về lộ phí cũng như đặc điểm, thông tin chiếc xe sẽ sắp có mặt đón khách.
Hành khách phải thanh toán phí cho chuyến đi thông qua thẻ tín dụng quốc tế như: Visa, Mastercard… Ở TP HCM cũng như loại hình “taxi” qua ứng dụng Uber thì số tiền này chủ xe hưởng 80%, còn Uber sẽ lấy hoa hồng 20%.
Có thể nói cách đây vài tháng sự phát triển chóng mặt của loại hình dịch vụ mới mẻ này đã làm cho các hàng taxi hoạt động theo kiểu truyền thống phải quan ngại. Cùng với việc tiện lợi của khách hàng cách gọi “taxi” nhanh hiệu quả, được đi xe sang thì việc người Việt ngày càng sử dụng phổ biến dòng điện thoại thông minh (tức Smartphone) và thẻ tín dụng thanh toán quốc tế thì dịch vụ gọi “taxi” thông qua ứng ụng Uber càng trở nên phổ biến hơn
Ý tưởng tốt nhưng vi phạm pháp luật
Qua tìm hiểu, loại hình xe hoạt động theo kiểu “taxi Uber" là xe cá nhân, không hề có bảng hiệu, logo… Có thể gọi đây là loại hình kinh doanh, nhưng không cần trụ sở, không tổng đài như các hãng taxi truyền thống.
Chưa bàn đến 80% lợi nhuận mà chủ xe được hưởng khi tham gia hoạt động dịch vụ, chỉ nói đến 20% mà nhà cung cấp Uber được hưởng có thể nói đây là đồng tiền được chuyển ra nước ngoài. Và khi lượng xe tham gia dịch vụ gọi “taxi” Uber càng nhiều thì đồng tiền chuyển ra quốc tế càng lớn.
|
Tại nhiều thành phố trên thế giới, các hãng taxi truyền thông đã phản ứng quyết liệt với loại hình “taxi Uber”. |
Hiện tại “taxi Uber" ở TP HCM không được chính quyền tại đây cấp phép. Và hoạt động như đề cập thì loại hình gọi “taxi” qua ứng dụng Uber như là kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách nhưng Nhà nước hoàn toàn không thu được đồng tiền thuế nào.
Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP HCM) phân tích, theo quy định tại điều 67 luật Giao thông đường bộ thì kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là loại hình kinh doanh có điều kiện.
Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình muốn kinh doanh phải đăng ký kinh doanh ngành “vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành” tại sở Kế hoạch & Đầu tư và sau đó phải tiến hành thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải tại sở Giao thông Vận tải.
Như vậy, nếu “taxi Uber” kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không đăng ký kinh doanh và không có giấy phép kinh doanh vận tải là trái pháp luật, là hành vi này là kinh doanh trái phép.
Chính hành vi kinh doanh trái phép này có thể dẫn tới hành vi trốn thuế với khoản tiền mà “taxi Uber” thu của khách hàng 20% hoa hồng. Mặt khác, người chủ xe thu được 80% lợi nhuận được hưởng mà không khai báo thuế thu nhập cá nhân là vi phạm pháp luật về thuế.
Ngoài ra, “taxi Uber” hoàn toàn không đáp ứng theo đúng điều 35 Thông tư 18/2013/TT-BGTVT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 23/2014/TT-BGTVT) quy định đối với xe taxi như: không có tên, điện thoại doanh nghiệp, hợp tác xã, trong xe không bảng giá cuốc phí, không đồng hồ tính cước; không phù hiệu, hộp đèn; không logo…
Vậy nếu trong quá trình vận chuyển xảy ra tranh chấp với khách hàng về tiền cước, mất mát tư trang, hành lý… thì khách hàng sẽ khó bảo vệ quyền lợi cho mình và cũng khó cho cơ quan chức năng giải quyết, bảo vệ quyền lợi cho hành khách.
“Rõ ràng, xét về góc độ kinh doanh việc ứng dụng phần mềm Uber trên smartphone cộng với việc sử dụng “xe sang” để vận tải là ý tưởng kinh doanh tốt, nó đang đáp ứng nhu cầu “sang trọng” của một lượng khách hàng khi sử dụng taxi. Nhưng xét về góc độ pháp lý thì “taxi Uber” chưa tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về kinh doanh vận tải taxi…", luật sư Chánh nhận định.
Theo luật sư Nguyễn Thạch Thảo (Đoàn luật sư TP HCM), đối với hành vi không đăng ký kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam về loại hình hoạt động kinh doanh vận tải như thế này và việc thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ công ty Uber 20%, chủ xe 80% mà không phải trích một khoản tiền nào để đóng thuế cho nhà nước thì rõ ràng hành vi này đã bị vi phạm về tội trốn thuế theo điều 161 Bộ luật Hình sự.
Do đó, các cơ quan chức năng cần theo dõi, giám sát chặt chẽ và phải xử lý triệt để đối với loại hình kinh doanh như thế này để đảm bảo sự tuân thủ đúng qui định pháp luật đối với tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước, đồng thời cũng là một cách để bảo hộ đối với các doanh nghiệp taxi đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được kinh doanh và hoạt động một cách công bằng”.